Quản lý vận hành nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng
Quản lý vận hành nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 13 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định và hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng như sau:
1. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ
a) Các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng được giao trực tiếp quản lý nhà ở công vụ:
Trường hợp có đủ tư cách pháp nhân, có chức năng và năng lực chuyên môn quản lý vận hành nhà ở thì được giao quản lý vận hành nhà ở công vụ, nhưng không ảnh hưởng đến nhiệm vụ, tổ chức biên chế và quỹ lương của đơn vị.
Trường hợp không đủ tư cách pháp nhân, chức năng và năng lực chuyên môn quản lý vận hành thì được thuê đơn vị quản lý vận hành bằng việc lựa chọn thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ ký hợp đồng quản lý vận hành thông qua hợp đồng kinh tế.
b) Đối với nhà ở công vụ tại các đơn vị đóng quân nhỏ lẻ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; những đơn vị có quy mô nhà ở công vụ từ 30 căn hộ trở xuống thì giao cho các đơn vị đó tự thực hiện việc quản lý, vận hành nhà ở công vụ của đơn vị, nhưng phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật về nhà ở và quy định tại Thông tư này; bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng, không ảnh hưởng đến tổ chức biên chế, quỹ lương của đơn vị.
2. Quyền và trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ
a) Tiếp nhận quỹ nhà ở công vụ do các cơ quan quản lý nhà ở công vụ bàn giao để thực hiện quản lý vận hành theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện quản lý vận hành, bảo trì, cho thuê nhà ở công vụ theo hợp đồng ký kết với đơn vị được Bộ Quốc phòng giao đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ;
c) Xây dựng, thông qua cơ quan quản lý nhà ở công vụ để ban hành và phổ biến bản nội quy quản lý sử dụng nhà ở công vụ theo quy định tại Thông tư này cho người thuê nhà ở công vụ;
d) Quản lý toàn bộ khu nhà ở công vụ, diện tích nhà ở công vụ được giao quản lý;
đ) Khai thác phần diện tích dùng để kinh doanh, dịch vụ (nếu có) trong dự án nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn bù đắp chi phí quản lý vận hành, bảo trì nhà ở công vụ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ trực tiếp thu phí sử dụng các dịch vụ như điện, nước, internet hoặc dịch vụ trông giữ tài sản thì phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tuân thủ nguyên tắc không nhằm mục đích kinh doanh trong hoạt động thu phí này;
e) Hoạt động quản lý vận hành nhà ở công vụ được hưởng các chế độ phù hợp quy định của pháp luật với loại hình hợp đồng đối với doanh nghiệp, dịch vụ công ích;
g) Tiếp nhận, tập hợp, lưu trữ hồ sơ hoàn thành và các hồ sơ có liên quan đến quá trình xây dựng, vận hành, bảo hành, bảo trì, cải tạo nhà ở công vụ; trường hợp không có đủ hồ sơ thì đề nghị cơ quan quản lý nhà ở công vụ giao các hồ sơ đo vẽ lại, hồ sơ phát sinh, bổ sung trong quá trình quản lý sử dụng;
h) Tổ chức bảo trì, cải tạo nhà ở công vụ theo kế hoạch và thiết kế, dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các hư hỏng sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng thiết bị cần phải sửa chữa khắc phục ngay nhằm bảo đảm an toàn cho người, tài sản, trang thiết bị, thì đơn vị quản lý vận hành tiến hành sửa chữa, thay thế ngay; đồng thời, báo cáo cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ biết, sau đó tổng hợp chứng từ đủ cơ sở pháp lý để thanh toán theo quy định của ngành tài chính;
Đối với căn hộ công vụ được bố trí trong nhà chung cư thương mại thì đơn vị quản lý vận hành phải trích từ tiền cho thuê nhà ở công vụ đó để trả lại cho cơ quan quản lý nhà ở công vụ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung (2%) theo quy định của pháp luật về nhà ở;
i) Kiểm tra, theo dõi phát hiện kịp thời, xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý sử dụng nhà ở công vụ;
k) Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội trong khu nhà ở công vụ;
l) Thực hiện thu hồi nhà ở công vụ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương và Quân đội thực hiện việc cưỡng chế thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Tổng hợp, báo cáo theo định kỳ, kiểm kê hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà ở công vụ về quản lý vận hành, bảo trì và quản lý cho thuê nhà ở công vụ;
n) Thực hiện hạch toán, báo cáo thu, chi tài chính công tác quản lý vận hành nhà ở theo quy định của ngành tài chính;
o) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là quy định về Quản lý vận hành nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 68/2017/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Tỉnh Đắk Lắk có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Đắk Lắk giáp với tỉnh nào?
- Kỳ kế toán năm 2024 kéo dài bao lâu? Ngày cuối của kỳ kế toán năm 2024 là ngày bao nhiêu?