Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Hiện tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến chế độ làm việc của tổ thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, nhưng những nội dung quy định này tôi chưa hiểu rõ lắm. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Nhã Uyên (uyen***@gmail.com)

Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về Quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 44 của Luật phá sản. Phiên họp của Tổ Thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ Thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ Thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

2. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

3. Một thành viên của Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc phá sản, quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đề nghị của người đề nghị xem xét lại (nếu có). Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có kháng nghị.

4. Trường hợp có người tham gia thủ tục phá sản được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp thì họ có quyền trình bày ý kiến của mình về đề nghị xem xét lại quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

5. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

6. Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín về việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Khi thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ Thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ thẩm phán có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.

Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở phiên họp.

7. Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa số thành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này phải được lập thành văn bản, được Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 01/2015/TT-CA.

Trân trọng!

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Hỏi đáp pháp luật
Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được thành lập thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Hỏi đáp pháp luật
Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản với Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản được quy định như thế nào trước ngày 01/01/2015?
Hỏi đáp pháp luật
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trước ngày 15/10/2004 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
328 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào