Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài EVN
Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài EVN được quy định tại Điều 18 Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 10/2017/NĐ-CP như sau:
Việc nhượng bán các khoản đầu tư vốn ra ngoài EVN thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định hiện hành của pháp luật, trong đó:
1. Phương thức chuyển nhượng:
Tùy theo hình thức góp vốn, EVN thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp và các cam kết tại các hợp đồng hợp tác kinh doanh của các bên.
a) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của EVN tại công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của EVN tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thực hiện theo phương thức giao dịch (khớp lệnh, thỏa thuận) theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng theo phương thức thỏa thuận thì giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ giá giao dịch của mã chứng khoán tại ngày chuyển nhượng.
c) Việc chuyển nhượng vốn đầu tư của EVN tại công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì thực hiện đấu giá công khai. Trường hợp đấu giá công khai không thành công thì thực hiện chào bán cạnh tranh. Trường hợp chào bán cạnh tranh không thành công thì thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
2. Hội đồng thành viên EVN quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương.
3. Trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của EVN sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư thì EVN báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
4. Tiền thu về chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài EVN (cổ phần, phần vốn góp và chuyển nhượng quyền mua cổ phần, quyền góp vốn) thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
5. Đối với các loại công trái, trái phiếu mà EVN đã đầu tư để hưởng lãi, việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định khi phát hành hoặc phương án phát hành của tổ chức (chủ thể) phát hành. Trường hợp EVN chuyển nhượng trái phiếu trước kỳ hạn thì giá chuyển nhượng phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn trước khi chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng trái phiếu đã được đăng ký lưu ký, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán, EVN thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Trên đây là quy định về Chuyển nhượng các khoản đầu tư vốn ra ngoài EVN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?