Hiệu lực của giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển được quy định thế nào?
Hiệu lực của giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển được quy định cụ thể tại Khoản 1.3 Chương III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 64:2015/BGTVT về kiểm tra sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 71/2015/TT-BGTVT, theo đó:
1.3.1 Các giấy chứng nhận công nhận thiết kế, công nhận kiểu, công nhận quy trình chế tạo sẽ có hiệu lực tối đa là 5 năm.
1.3.2 Điều kiện mất hiệu lực, tạm dừng và hủy bỏ giấy chứng nhận công nhận
(1) Giấy chứng nhận công nhận sẽ đương nhiên mất hiệu lực trong các điều kiện sau:
(a) Có bất kỳ sửa chữa không được phép nào trên Giấy chứng nhận;
(b) Công ước, luật, quy chuẩn, quy phạm hoặc tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm đã được công nhận bị hủy bỏ;
(c) Có sự thay đổi lớn trong thiết kế hoặc hồ sơ của sản phẩm mà không được Đăng kiểm thẩm định;
(d) Có sự thay đổi về phương thức chế tạo mà không được Đăng kiểm thẩm định;
(e) Không được Đăng kiểm chấp nhận khi đánh giá chu kỳ, nếu áp dụng.
(2) Đăng kiểm sẽ tạm dừng hiệu lực của giấy chứng nhận trong một thời hạn nhất định nếu cơ sở chế tạo không thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
(a) Việc đánh giá chu kỳ không được Đăng kiểm chấp nhận theo yêu cầu, nếu áp dụng;
(b) Trong quá trình đánh giá chu kỳ phát hiện sự không phù hợp lớn đối với sản phẩm được công nhận;
(c) Sự không phù hợp lớn phát hiện trong quá trình đánh giá không được khắc phục theo yêu cầu;
(d) Có sự thay đổi lớn đối với hệ thống chất lượng mà không thông báo cho Đăng kiểm;
(e) Có khiếm khuyết về chất lượng đối với sản phẩm do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở chế tạo hoạt động không hiệu quả;
(f) Có sự thay đổi đối với vật liệu, bộ phận, chi tiết mua từ bên ngoài mà không được Đăng kiểm chứng nhận;
(g) Không có hành động khắc phục kịp thời đối với khiếm khuyết về chất lượng của sản phẩm hoặc bất hợp tác với công việc điều tra của Đăng kiểm;
(h) Sử dụng không đúng dấu hiệu logo sản phẩm được công nhận của Đăng kiểm;
(i) Không trả đúng và đủ phí và lệ phí theo quy định;
(j) Các điều kiện khác nếu Đăng kiểm thấy cần thiết.
(3) Đăng kiểm sẽ hủy bỏ giấy chứng nhận nếu cơ sở chế tạo không thỏa mãn các điều kiện sau:
(a) Các yêu cầu nêu ở 1.3.2(2) không được khắc phục trong đúng thời gian quy định;
(b) Sản phẩm được chế tạo tại cơ sở không được nêu trong giấy chứng nhận công nhận mà không được Đăng kiểm cho phép;
(c) Có gian lận, làm giả hoặc giấu giếm hoặc hành vi bất hợp pháp khác trong khi thực hiện chứng nhận với Đăng kiểm;
(d) Có sự không phù hợp lớn đối với sản phẩm được chứng nhận trong quá trình đánh giá chu kỳ;
Trên đây là tư vấn về hiệu lực của giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 64:2015/BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?