Hồ sơ sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển được quy định thế nào?
Hồ sơ sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển được quy định cụ thể tại Mục 1.4.2 Phần 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 64:2015/BGTVT về kiểm tra sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 71/2015/TT-BGTVT, theo đó:
(1) Sau khi kiểm tra một sản phẩm đơn chiếc/theo lô thuộc sản phẩm phân cấp hoặc theo luật, tài liệu cần có chỉ rõ kiểu được công nhận phải được cấp cho sản phẩm như sau:
(a) Giấy chứng nhận sản phẩm của Đăng kiểm (C)
Giấy chứng nhận chỉ ra:
+ Sản phẩm thỏa mãn quy chuẩn;
+ Việc thử và kiểm tra theo yêu cầu đã được thực hiện;
+ Mẫu thử được lấy từ sản phẩm phải kiểm tra;
+ Sản phẩm đã được thử dưới sự chứng kiến của đăng kiểm viên hoặc theo thỏa thuận riêng.
(b) Hồ sơ tương đương (E)
Hồ sơ do cơ sở chế tạo cung cấp, được Đăng kiểm xác nhận, thể hiện:
+ Sản phẩm thỏa mãn quy chuẩn;
+ Việc thử và kiểm tra theo yêu cầu đã được thực hiện;
+ Mẫu thử được lấy từ sản phẩm phải kiểm tra;
+ Sản phẩm đã được thử dưới sự chứng kiến của đăng kiểm viên hoặc theo thỏa thuận riêng.
Lưu ý: Hồ sơ tương đương phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Đơn vị đo lường phải tương đương với đơn vị nêu trong quy chuẩn, hoặc là đơn vị quốc tế.
+ Các ký hiệu về vật liệu và đặc tính (ví dụ như: độ bền kéo, độ dai va đập của vật liệu v.v…) của sản phẩm phải phù hợp với các ký hiệu nêu trong quy chuẩn, nếu sử dụng ký hiệu khác thì phải có giải thích rõ ràng;
+ Phải có giải thích rõ ràng về cơ sở để kiểm tra sản phẩm;
+ Có nhận biết của sản phẩm (ví dụ: số lô/số mẻ đúc v.v…) và nhận biết về việc kiểm tra;
+ Cơ sở chế tạo phải công bố rõ ràng “Việc thử nghiệm đã được thực hiện thỏa mãn quy chuẩn , hoặc các tiêu chuẩn liên quan được Đăng kiểm chấp nhận”.
(2) Các sản phẩm phân cấp hoặc theo luật yêu cầu phải được công nhận kiểu và/hoặc công nhận quy trình chế tạo nhưng không yêu cầu phải có giấy chứng nhận sản phẩm có thể được chứng nhận như sau:
(a) Hồ sơ của cơ sở chế tạo (W)
Hồ sơ của cơ sở chế tạo do nhà chế tạo cung cấp phải chỉ ra rằng:
+ Sản phẩm được Đăng kiểm công nhận kiểu hoặc công nhận quy trình chế tạo;
+ Sản phẩm thỏa mãn quy chuẩn;
+ Công việc thử và kiểm tra theo yêu cầu đã được thực hiện;
+ Mẫu thử được lấy từ sản phẩm phải kiểm tra;
+ Sản phẩm đã được thử bởi bộ phận kiểm tra được ủy quyền của cơ sở chế tạo.
(3) Việc kiểm tra các sản phẩm đơn chiếc/theo lô không phải là sản phẩm được nêu trong quy chuẩn áp dụng hoặc yêu cầu theo luật, phải có Báo cáo thử sản phẩm:
Báo cáo do Đăng kiểm cấp chỉ ra rằng:
+ Tiêu chuẩn sản phẩm do khách hàng xác định được đáp ứng thỏa mãn;
+ Việc kiểm tra và thử có sự chứng kiến của đăng kiểm viên và/hoặc báo cáo kiểm tra đã được đăng kiểm viên xem xét;
+ Mẫu thử đã được lấy từ các sản phẩm hiện có.
Trên đây là tư vấn về hồ sơ sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 64:2015/BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?