Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng

Tôi tên là Trần Hoàng Tuấn Anh, địa chỉ mail tuananh****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Tôi hiện đang làm việc tại một cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tôi biết hiện nay đã có quy định mới về Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng. Cho tôi hỏi luôn văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được hướng dẫn tại Điều 18 Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 48/2017/TT-BQP (Có hiệu lực từ 20/04/2017), theo đó:

Điều 18. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1. Tổng doanh thu:

a) Tổng doanh thu được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC) bao gồm Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) + Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) + Thu nhập khác (Mã số 31);

b) Đối với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế gồm: Điện, than, dầu khí, xi măng thì tính theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; Đơn vị để tính sản lượng của sản phẩm dầu thô là tấn, khí là m3, than, xi măng là tấn, điện là kwh;

c) Đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh trực tiếp sản xuất, sửa chữa sản phẩm vũ khí, khí tài, trang bị kỹ thuật theo giá sản phẩm được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tính theo sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, đơn vị tính là số lượng sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm.

2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:

a) Lợi nhuận sau thuế: Bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác sau khi trừ đi chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Chỉ tiêu này được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mã số 60 (Mẫu số B02 - DN ban hành kèm Thông tư số 200/2014/TT-BTC).

Khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải:

- Tính đủ các khoản chi phí vào giá thành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh như: Trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; chênh lệch tỷ giá; các khoản lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

- Đối với giá trị tài sản tổn thất thực tế, kể cả nợ phải thu không có khả năng thu hồi sau khi trừ phần bồi thường thuộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, tổ chức bảo hiểm (nếu có) và khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân trong năm của doanh nghiệp. Cách xác định lợi nhuận sau thuế theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều này.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp được xác định tại Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC) bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411), Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 418), Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 422). Vốn chủ sở hữu bình quân năm được xác định bằng tổng số dư vốn chủ sở hữu cuối mỗi quý chia cho 4 (bốn).

Trường hợp tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm, doanh nghiệp chưa thực hiện phân phối trích lập các quỹ thì khi thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp phải cộng thêm số trích lập của Quỹ đầu tư phát triển theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ vào chỉ tiêu vốn chủ sở hữu để làm căn cứ xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Đối với nguồn vốn đầu tư XDCB, loại trừ số vốn cấp cho các công trình đang dở dang, chưa hoàn thành, chưa đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.

3. Nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn:

a) Nợ phải trả quá hạn: Là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh toán cho các chủ nợ. Việc xác định nợ phải trả quá hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán ghi trên khế ước vay nợ, hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ cam kết khác.

b) Khả năng thanh toán nợ đến hạn: Khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn hiện có so với nợ ngắn hạn và được tính toán theo công thức sau:

Khả năng thanh toán nợ đến hạn    =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn được xác định theo số dư cuối kỳ (Mã số 100 Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01- DN ban hành kèm Thông tư số 200/2014/TT-BTC).

- Nợ ngắn hạn được xác định theo số dư cuối kỳ (Mã số 310 Bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DN ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC).

4. Tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật:

a) Chế độ, chính sách pháp luật theo quy định trong các lĩnh vực về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thuế, các khoản thu nộp ngân sách, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính và báo cáo khác; việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra.

b) Việc chấp hành chế độ, chính sách, pháp luật là chấp hành đúng quy định, không có những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện;

c) Những hành vi vi phạm bao gồm hành vi của tổ chức, cá nhân dưới danh nghĩa tổ chức hoặc của viên chức quản lý doanh nghiệp gây ra;

d) Doanh nghiệp không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về cơ chế, chính sách một trong những lĩnh vực nói trên hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở về việc thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị xử phạt hành chính thì được xếp loại các trong chỉ tiêu này.

5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích, sửa chữa vũ khí, khí tài, cung cấp dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng:

Thực hiện theo chính sách của Nhà nước thông qua hình thức đấu thầu hoặc nhận đặt hàng hoặc nhận nhiệm vụ quốc phòng, Nhà nước giao. Việc đánh giá chỉ tiêu này căn cứ vào mức độ hoàn thành về sản lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

6. Khi tính các chỉ tiêu quy định tại Khoản 1, 2, 4, 5 Điều này được loại trừ những ảnh hưởng của các yếu tố:

a) Do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;

b) Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng;

c) Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

d) Do yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng thay đổi; chỉ tiêu hàng quốc phòng thay đổi, điều chỉnh.

7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, Tổng công ty, số liệu được lấy từ Báo cáo tài chính của công ty mẹ.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, được quy định tại Thông tư 48/2017/TT-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng là cơ quan gì? Nguyên tắc làm việc của Bộ Quốc phòng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng gồm những dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng như thế nào là hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Động viên Quốc phòng là gì? Nhiệm vụ của động viên quốc phòng được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ có trách nhiệm gì trong xây dựng lực lượng dự bị động viên?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Quốc phòng
Thư Viện Pháp Luật
229 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Quốc phòng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào