Quy trình triển khai phương án ứng cứu ban đầu sự cố an toàn thông tin mạng

Quy trình triển khai phương án ứng cứu ban đầu sự cố an toàn thông tin mạng. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về Quy trình triển khai phương án ứng cứu ban đầu sự cố an toàn thông tin mạng như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì:

Triển khai phương án ứng cứu ban đầu

Đơn vị chủ trì: Cơ quan điều phối quốc gia, Chủ quản hệ thống thông tin.

Nội dung thực hiện: Cơ quan điều phối quốc gia nhanh chóng phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin tiến hành ngay các biện pháp ứng cứu ban đầu, bao gồm:

a) Xác định phạm vi, đối tượng, mục tiêu cần ứng cứu:

- Các sự cố liên quan đã xảy ra;

- Đối tượng đang bị ảnh hưởng;

- Phạm vi bị ảnh hưởng;

- Các mục tiêu ưu tiên trong khắc phục sự cố (khôi phục hoạt động, bảo đảm bí mật dữ liệu; bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu);

- Diễn biến tình hình và phương thức thủ đoạn tấn công;

- Dự đoán các diễn biến tiếp theo có thể xảy ra.

b) Điều phối các hoạt động ứng cứu ban đầu: Cơ quan thường trực chỉ đạo Cơ quan điều phối quốc gia thực hiện điều phối và chia sẻ thông tin, tài liệu liên quan đến tình huống ứng cứu cho các thành viên tham gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

c) Cảnh báo sự cố trên mạng lưới ứng cứu quốc gia: Cơ quan điều phối quốc gia thực hiện cảnh báo cho các thành viên mạng lưới và các đối tượng có liên quan hoặc có khả năng xảy ra các sự cố tương tự.

d) Tiến hành các biện pháp khôi phục tạm thời:

Căn cứ vào mục tiêu được ưu tiên trong khắc phục sự cố, Chủ quản hệ thống thông tin phối hợp với Cơ quan điều phối quốc gia, các nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan chức năng khác tiến hành khôi phục một số hoạt động, dữ liệu hoặc kết nối cần thiết nhất để giảm thiểu thiệt hại đối với hệ thống thông tin, ảnh hưởng uy tín của cơ quan chủ quản, quản lý hệ thống hoặc gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.

Chủ quản hệ thống thông tin phải phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ thông tin để Cơ quan điều phối quốc gia thực hiện giám sát, theo dõi quá trình phục hồi và các tấn công, ảnh hưởng trong thời gian chưa khắc phục triệt để sự cố.

đ) Xử lý hậu quả ban đầu: Chủ quản hệ thống thông tin cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp khắc phục khẩn cấp các hậu quả, thiệt hại do tấn công mạng gây ra làm ảnh hưởng đến người dân, xã hội, cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu của Cơ quan thường trực.

e) Ngăn chặn, xử lý các hành vi đã được phát hiện: Cơ quan thường trực điều phối hoặc chỉ đạo Cơ quan điều phối quốc gia thực hiện điều phối các cơ quan chức năng triển khai hỗ trợ phát hiện và xử lý các nguồn phát tán tấn công, ngăn chặn các tấn công từ bên ngoài vào hệ thống thông tin bị sự cố. Cơ quan thường trực cung cấp hoặc chỉ đạo cung cấp các thông tin, chứng cứ liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật có yếu tố cấu thành tội phạm (nếu có) để các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an tiến hành điều tra, xác minh và ngăn chặn tội phạm.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Quy trình triển khai phương án ứng cứu ban đầu sự cố an toàn thông tin mạng. Bạn nên tham khảo chi tiết Quyết định 05/2017/QĐ-TTg để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

An ninh mạng
Hỏi đáp mới nhất về An ninh mạng
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật An ninh mạng 2018, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật an ninh mạng 2018, “tài khoản số” là thông tin dùng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
07 hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo? Việc đảm bảo an ninh mạng phải gắn với trách nhiệm của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu tổng quát của Đề án Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
10 biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh giác: 12 hình thức lừa đảo trên không gian mạng phổ biến 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An ninh mạng
Thư Viện Pháp Luật
278 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
An ninh mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An ninh mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào