Phối hợp giữa điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm trong Bộ Quốc phòng

Tôi tên là Hoàng Tuấn Minh, SĐT: 09877***, tôi muốn hỏi: Phối hợp giữa điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Tôi hiện đang công tác trong Bộ Quốc phòng, vì một số lý do công việc liên quan nên tôi rất quan tâm tới các quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng. Nay tôi có thắc mắc như trên gửi đến Ban biên tập Thư Ký Luật. Rất mong nhận được phản hồi của Quý anh chị. Cho tôi hỏi luôn văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi cảm ơn!

Phối hợp giữa điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng, theo đó:

Điều 15. Phối hợp giữa điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm

1. Việc phối hợp điều tra tai nạn lao động chết người thực hiện như sau:

a) Khi phát hiện hoặc tiếp nhận được tin báo tai nạn lao động chết người, đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Điều tra hình sự có thẩm quyềnthực hiện điều tra ban đầu: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan; đồng thời thông báo cho Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;

b) Cơ quan đến nơi xảy ra tai nạn lao động trước có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đến sau (cơ quan Điều tra hình sự thông báo cho đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng thông qua cơ quan Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động). Sau khi thông báo, nếu đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng chưa đến kịp, cơ quan Điều tra hình sự vẫn tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, thu thập hồ sơ và tài liệu liên quan theo quy định của Pháp luật và có trách nhiệm thông báo cho đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốcphòng những công việc mà cơ quan Điều tra hình sự đã tiến hành thuộc phạm vi quan hệ phối hợp quyđịnh tại Điểm a Khoản này;

c) Khi cơ quan Điều tra hình sự, Viện Kiểm sát quân sự đề nghị, đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn về an toàn, vệ sinh lao động và thông tin, tài liệu phục vụ việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn lao động;

d) Sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cơ quan Điều tra hình sự cung cấp bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, bản sao biên bản khám nghiệm tử thi cho đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng;

đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc việc phối hợp điều tra ban đầu, đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng có công văn gửi cơ quan Điều tra hình sự và Viện Kiểm sát quân sự tham gia phối hợp, ghi rõ quan điểm về nguyên nhân, lỗi của người có liên quan và tai nạn này là tai nạn lao động hay không;

e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan Điều tra hình sự có văn bản trả lời vụ tai nạn này là tai nạn lao động hay không hoặc chưa xác định rõ;

g) Trường hợp cơ quan Điều tra hình sự xác định là tai nạn lao động thì đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng tiến hành điều tra, kết luận theo quy định tại Điều 8 Thông tư này và thông báo kết quả đến cơ quan Điều tra hình sự, Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp;

h) Trường hợp cơ quan Điều tra hình sự chưa xác định là tai nạn lao động thì đoàn điều tra tai nạn cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng tạm dừng việc điều tra tai nạn cho đến khi có kết luận của cơ quan Điều tra hình sự.

2. Việc phối hợp điều tra tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm thực hiện như sau:

a) Trong quá trình điều tra tai nạn lao động theo thẩm quyền quy định tại các Điều 8, 9, 10, 13, 16 Thông tư này, nếu phát hiện tình tiết có dấu hiệu tội phạm thì đoàn điều tra tai nạn gửi văn bản kiến nghị khởi tố, kèm theo bản chính các tài liệu, chuyển giao đồ vật, phương tiện liên quan (nếu có) cho cơ quan Điều tra hình sự theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này, để xem xét, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Pháp luật; đồng thời gửi văn bản kiến nghị đến Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp;

b) Cơ quan Điều tra hình sự có trách nhiệm giải quyết kiến nghị khởi tố và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của Pháp luật.

3. Trách nhiệm của cơ quan Điều tra hình sự trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:

a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, cơ quan Điều tra hình sự có trách nhiệm gửi cho Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp quyết định không khởi tố vụ án và tài liệu có liên quan;

b) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý không khởi tố của Viện Kiểm sát quân sự, cơ quan Điều tra hình sự gửi quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động này, đồng thời tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho đoàn điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được kiến nghị theo Điểm a Khoản 2 Điều này hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động tương ứng với vụ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

4. Trách nhiệm của cơ quan Điều tra hình sự trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động như sau:

a) Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn lao động, cơ quan Điều tra hình sự gửi quyết định khởi tố này kèm theo tài liệu liên quan cho Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp; đồng thời gửi bản sao quyết định khởi tố vụ án cho cơ quan Kỹ thuật hoặc cơ quản lý công tác An toàn, bảo hộ lao động của cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng;

b) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày có kết luận điều tra, cơ quan Điều tra hình sự gửi bản kết luận điều tra đến Viện Kiểm sát quân sự cùng cấp, cơ quan Kỹ thuật hoặc cơ quản lý công tác An toàn, bảo hộ lao động của cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng;

c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, Cơ quan Điều tra hình sự tiến hành bàn giao tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ án cho đoàn điều tra tai nạn lao động đối với vụ án được đề nghị theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này hoặc cho cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động tương ứng với vụ tai nạn lao động theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

5. Khi tiến hành giao nhận tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều này phải lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này các tài liệu, đồ vật, phương tiện bàn giao gồm có:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này;

b) Biên bản khám nghiệm hiện trường;

c) Sơ đồ hiện trường;

d) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân (nếu có);

đ) Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể, biên bản khám nghiệm tử thi (nếu có);

e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân (nếu có), của người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tai nạn lao động;

g) Kết quả trưng cầu giám định (nếu có);

h) Đồ vật, phương tiện liên quan đến vụ tai nạn lao động (nếu có) thuộc diện được phép chuyển giao theo quy định của Pháp luật, kèm theo biên bản thu giữ, tạm giữ.

6. Định kỳ hàng năm, Cục Điều tra hình sự thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Kỹ thuật tình hình tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm đã khởi tố, không khởi tố, đình chỉ điều tra và đề nghị truy tố.

7. Định kỳ hàng năm, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình hình khởi tố, truy tố và xét xử các vụ án hình sự liên quan đến tai nạn lao động trong toàn quân cho Tổng cục Kỹ thuật.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Phối hợp giữa điều tra tai nạn lao động chết người và tai nạn lao động khác có dấu hiệu tội phạm trong Bộ Quốc phòng, được quy định tại Thông tư 01/2017/TT-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng là cơ quan gì? Nguyên tắc làm việc của Bộ Quốc phòng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng gồm những dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng như thế nào là hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Động viên Quốc phòng là gì? Nhiệm vụ của động viên quốc phòng được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ có trách nhiệm gì trong xây dựng lực lượng dự bị động viên?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Quốc phòng
Thư Viện Pháp Luật
245 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào