Trách nhiệm của chỉ huy đơn vị xảy ra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng

Cho tôi hỏi: Trách nhiệm của chỉ huy đơn vị xảy ra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? Tôi hiện đang công tác trong Bộ Quốc phòng, vì một số lý do công việc liên quan nên tôi rất quan tâm tới các quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng. Nay tôi có thắc mắc như trên gửi đến Ban biên tập Thư Ký Luật. Rất mong nhận được phản hồi của Quý anh chị. Cho tôi hỏi luôn văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi cảm ơn! Nguyễn Thị Hồng, HCM

Trách nhiệm của chỉ huy đơn vị xảy ra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng, theo đó:

Điều 14. Trách nhiệm của chỉ huy đơn vị xảy ra tai nạn lao động

1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.

2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau:

a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì chỉ huy đơn vị để xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);

b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành bước điều tra tai nạn lao động theo quy định của Thông tư này và được sự đồng ý bằng văn bản của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Cơ quan Điều tra hình sự.

4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên hoặc cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.

5. Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn lao động cung cấp thông tin cho đoàn điều tra tai nạn lao động hoặc cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền khi được yêu cầu.

6. Thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra các vụ tai nạn lao động theo thẩm quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới mọi người trong đơn vị.

8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

9. Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động, kể cả việc điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.

11. Điều tra, xác minh các vụ tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư này:

a) Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ 02 người bị thương nặng trở lên, trong thời hạn 05 ngày kể từ khi kết thúc điều tra, người chỉ huy đơn vị phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều này cho Cơ quan Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động của các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng để xem xét và lập biên bản xác minh tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Chỉ huy đơn vị có người bị tai nạn lao động phải lập, lưu giữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, bao gồm: Quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng cử người đi làm việc ở nước ngoài (tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế; đi làm việc, thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng); bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; bản dịch và bản sao sơ đồ hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân; bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích; bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có); bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng nhận tai nạn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng thương của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy chứng thương của cơ sở y tế Việt Nam; bản dịch có chứng thực và bản sao giấy ra viện của bệnh viện nước ngoài hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế Việt Nam (nếu điều trị ở Việt Nam).

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Trách nhiệm của chỉ huy đơn vị xảy ra tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng, được quy định tại Thông tư 01/2017/TT-BQP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Quốc phòng
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng là cơ quan gì? Nguyên tắc làm việc của Bộ Quốc phòng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng hướng dẫn về công tác đăng kiểm tàu quân sự từ ngày 27/02/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Việt Nam là ai? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các dự án đầu tư phòng thí nghiệm trong Bộ Quốc phòng gồm những dự án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình cải tạo xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua pháo hoa Bộ Quốc phòng như thế nào là hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Động viên Quốc phòng là gì? Nhiệm vụ của động viên quốc phòng được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ có trách nhiệm gì trong xây dựng lực lượng dự bị động viên?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong thực thi nhiệm vụ biên phòng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chống mệnh lệnh trong Bộ Quốc phòng bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Quốc phòng
Thư Viện Pháp Luật
150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Quốc phòng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào