Người bị bắt không được 'im lặng' để chờ luật sư
Theo quy định tại khoản 2, Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự, bị can có các quyền: được biết mình bị khởi tố về tội gì; được giải thích về quyền và nghĩa vụ; trình bày lời khai; đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu; đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; hoặc tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Xét trên điều luật này, bị can có thể chờ luật sư của mình rồi mới trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, nguyên tắc trong tố tụng hình sự, việc chứng minh một người là có tội hay không có tội nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó "việc hỏi cung bị can phải do điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can”. (Điều 131, Bộ luật tố tụng hình sự).
Vì vậy, việc nhà nước quy định quyền của người bị tình nghi phạm tội (bị can, bị cáo), cụ thể là quyền có người bào chữa, không đồng nghĩa với quyền im lặng, bất hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng khi chưa có người bào chữa.
Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa có quy định cụ thể về quyền giữ im lặng của người bị tình nghi phạm tội cho tới khi luật sư được mời bào chữa tham gia như một số nước khác trên thế giới đã áp dụng từ lâu. Do đó, quyền im lặng chờ luật sư ở Việt Nam hiện nay chưa thể thực hiện được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?