Lái xe hãng taxi gây tai nạn, doanh nghiệp có phải bồi thường thay lái xe?
Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 618 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật”.
Trong trường hợp này rõ ràng hãng Taxi là một pháp nhân; có căn cứ khẳng định giữa hãng taxi, người lái xe có Hợp đồng lao động và người lái xe gây ra tai nạn khi đang thực hiện nhiệm vụ, công việc điều động của pháp nhân. Căn cứ theo quy định pháp luật cùng với những phân tích nêu trên chị có quyền yêu cầu hãng taxi bồi thường những thiệt hại tổn thất do người lái xe gây ra.
Theo Nghị quyết 03/2006/NQ - HĐTP, ngày 07/08/2006 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại mục II quy định:
Theo đó, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm sẽ áp dụng theo các quy định sau:
1- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.
2- Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ...
3 - Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
4- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Cụ thể, mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
¬ Có thể dự kiến con số tạm tính dựa trên hướng dẫn tại Nghị Quyết này đối với trường hợp của chị như sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có);
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết
- Cấp dưỡng cho con chưa thanh niên đến khi 18 tuổi;
- Con thành niên không có khả năng lao động
- Cha mẹ, người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi người đó chết
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm: Được tính toán dựa trên mức độ tổn thất tinh thần mà những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất phải gánh chịu. Mức tối đa được hưởng trong trường hợp hai bên không thương lượng được việc bồi thường là 60 tháng lương tối thiểu.
Về vấn đề hãng Taxi từ chối bồi thường đối với vụ việc này:
Bộ luật Dân sự 2005 tại Điều 618 quy định về trách nhiệm bồi thường của pháp nhân đối với thiệt hại do người lao động gây ra với ý nghĩa bảo đảm các thiệt hại xảy ra được bồi thường kịp thời, đầy đủ bởi người có khả năng. Việc thỏa thuận chuyển giao trách nhiệm bồi thường cho người lao động khi xảy ra tại nạn là việc làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ 3 ( người bị thiệt hại), trái quy định của Bộ luật dân sự nên thỏa thuận vô hiệụ.
Theo tinh thần của Bộ luật lao động thì mọi thỏa thuận gây bất lợi cho người lao động, quy định hạn chế quyền của người lao động hoặc quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động thì phải sửa đổi bổ sung nếu không sẽ bị hủy bỏ.
Như vậy, thỏa thuận chuyển giao trách nhiệm bồi thường của hãng taxi sang người lao động một thỏa thuận vô hiệu. Trong trường hợp này hãng taxi phải bồi thường cho người thân của người bị tai nạn theo quy định dân sự. Sau đó mới có quyền yêu cầu người lái xe gây thiệt hại bồi thường cho hãng theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo quy định của Bộ luật Lao động thì pháp nhân chỉ có thể khấu trừ một phần lương của người lao động theo hàng tháng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật lao động năm 2012 về khấu trừ tiền lương: Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ mới nhất năm 2025 theo Thông tư 22?
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Nghị định 115 năm 2020 file word về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức mới nhất?
- Từ 1/1/2025, 1 sân tập lái ô tô phải đáp ứng tối đa lưu lượng 1000 học viên?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?