Người già muốn ly hôn, có cần giải quyết tại tòa?
Theo Khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 1 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội về việc thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000: "Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Cần chú ý, trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn".
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đang có hiệu lực thi hành, theo quy định tại Khoản 1 Điều 131: “Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, vợ chồng chung sống với nhau từ trước năm 1985 mà không có Giấy đăng ký kết hôn, theo hướng dẫn tại khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP và quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, bạn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn.
Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho phép tòa thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, bạn có thể gửi trực tiếp đơn yêu cầu ly hôn đến Tòa án cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc hoặc gửi theo đường bưu điện. Khi gửi đơn yêu cầu ly hôn, bạn cần gửi kèm những tài liệu, chứng cứ về việc giải quyết ly hôn bao gồm:
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ, chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao có chứng thực);
Điều 89, 91 quy định:
- Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì toà án quyết định cho ly hôn.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì toà án giải quyết cho ly hôn.
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại toà án không thành thì toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Theo những quy định trên, tòa án sẽ tiến hành hòa giải, nếu không thành sẽ xem xét những căn cứ về tình trạng hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được để quyết định ly hôn.
Tóm lại, trường hợp của vợ chồng bạn chung sống với nhau từ năm 1985 nhưng không có Giấy đăng ký kết hôn thì tòa án vẫn công nhận hai bạn là vợ chồng và giải quyết cho hai bạn ly hôn theo thủ tục ly hôn quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi có yêu cầu ly hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?