Bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển như thế nào?
Bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển được quy định tại Điều 5 Nghị định 114/2014/NĐ-CP về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng như sau:
Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng có trách nhiệm:
1. Lập kế hoạch thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ đối với từng tàu biển hoặc phải có hợp đồng với doanh nghiệp được phép kinh doanh dịch vụ này về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ từng tàu biển.
2. Bố trí các khu vực để lưu giữ an toàn các loại chất thải phát sinh từ hoạt động phá dỡ tàu biển trước khi xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Xây dựng phương án khắc phục sự cố về môi trường xảy ra trong hoạt động phá dỡ tàu biển.
4. Áp dụng kịp thời, hiệu quả các biện pháp khắc phục sự cố môi trường xảy ra trong hoạt động phá dỡ tàu biển và phải báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền để phối hợp xử lý.
5. Mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển.
6. Thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 114/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?