Du khách có quyền kiện chất lượng dịch vụ của resort
Khoản 4, 5 Điều 40 Luật Du lịch 2005 quy định về nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch như sau: Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.
Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.
Tại các điểm d, đ, h khoản 2 Điều 66 Luật du lịch 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch như sau:
“d) Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận”.
“đ) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch”.
“h) Bồi thường cho khách du lịch về thiệt hại do lỗi của mình gây ra".
Tại Điều 609 Bộ Luật dân sự quy định về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau: 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Theo như bạn nói thì việc bạn bị bỏng là do lỗi áp suất nước của hệ thống của resort. Như vậy, khi nghỉ dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định nêu trên. Trong trường hợp resort không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại sức khỏe.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ bạn phải khởi kiện resort tại tòa án nhân dân nơi cơ sở dịch vụ này có trụ sở.
Về thủ tục khởi kiện, bạn phải làm Đơn khởi kiện theo đúng mẫu và ghi đầy đủ nội dung theo hướng dẫn sử dụng mẫu đơn khởi kiện được ban hành (Tòa án niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án mẫu đơn khởi kiện và hướng dẫn sử dụng mẫu đơn khởi kiện) khi nộp Đơn khởi kiện bạn phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?