Người bị kết án cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì?

Người bị kết án cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Khánh Linh, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Em trai tôi bị phạt cải tạo không giam giữ vì hành vi đánh nhau. Cho tôi hỏi, vậy em tôi có nghĩa vụ gì ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 60/2000/NĐ-CP quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì Người bị kết án có nghĩa vụ:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;

2. Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ nội dung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiến của người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục (sau đây gọi là người trực tiếp giám sát, giáo dục);

3. Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm; làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cư trú;

4. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ;

5. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);

6. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết án vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

7. Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mình nói tại điểm 2 Điều này trước tập thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trú theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;

8. Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòa án cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

9. Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;

10. Trong trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cư trú:

a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

b) Nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép lãnh đạo cơ sở giáo dục, đào tạo, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

c) Nếu là người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 10 Điều này, nếu người bị kết án đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ của Người bị kết án cải tạo không giam giữ. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 60/2000/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp mới nhất về Thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định xét giảm hình phạt cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian cải tạo không giam giữ
Hỏi đáp pháp luật
Người bị kết án cải tạo không giam giữ có nghĩa vụ gì?
Hỏi đáp pháp luật
Người bị phạt cải tạo không giam giữ có được tiếp tục làm việc không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được yêu cầu giảm thời gian cải tạo không giam giữ không?
Hỏi đáp pháp luật
Một ngày tạm giữ, tạm giam được tính bằng bao nhiêu ngày cải tạo không giam giữ?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian công chức chấp hành cải tạo không giam giữ tại cơ quan có được tính vào thời gian xét nâng lương không?
Hỏi đáp pháp luật
Người đang chấp hành cải tạo không giam giữ có quyền đề nghị xem xét giảm thời gian chấp hành hình phạt không?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện để giảm tối đa 01 năm thời gian chấp hành án cho người cải tạo không giam giữ từ năm 2020?
Hỏi đáp pháp luật
Một ngày tạm giữ bằng bao nhiêu ngày cải tạo không giam giữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Thư Viện Pháp Luật
209 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào