Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải

Khu vực tôi đang sống là một cảng biển công nghiệp. Trong thời gian vừa qua tôi được nghe rất nhiều quy định về Cứu hộ hàng hải nên cũng có tìm hiểu. Cho tôi hỏi: Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải được quy định như thế nào? Do không có điều kiện tìm hiểu kỹ về mặt pháp lý nên rất mong các anh chị Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm tôi. Tôi cảm ơn rất nhiều. Nguyễn Thành, HCM

Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải được hướng dẫn tại Điều 268 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó:

1. Trường hợp người cứu hộ đã thực hiện hoạt động cứu hộ liên quan đến tàu biển hoặc hàng hóa trên tàu biển đe dọa gây thiệt hại cho môi trường mà không được hưởng số tiền công xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì người cứu hộ có quyền được hưởng một khoản tiền công đặc biệt từ chủ tàu.

2. Khoản tiền công đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này mà chủ tàu trả cho người cứu hộ không quá 30% chi phí phát sinh của người cứu hộ. Trường hợp có khiếu kiện, nếu thấy hợp lý và căn cứ vào các quy định tại khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này thì Tòa án hoặc Trọng tài có thể quyết định tăng thêm mức tiền công đặc biệt, nhưng không quá 100% chi phí phát sinh của người cứu hộ.

3. Chi phí phát sinh của người cứu hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là các chi phí hợp lý mà người cứu hộ trực tiếp chi trả và các chi phí hợp lý khác phát sinh từ thực tế sử dụng thiết bị, nhân viên cứu hộ trong hoạt động cứu hộ. Khi xác định chi phí phát sinh của người cứu hộ phải căn cứ quy định tại các điểm h, i và k khoản 2 Điều 267 của Bộ luật này.

4. Trong mọi trường hợp, toàn bộ khoản tiền công đặc biệt quy định tại Điều này chỉ được trả khi khoản tiền đó lớn hơn khoản tiền công cứu hộ mà người cứu hộ có thể được hưởng theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này và là phần chênh lệch giữa khoản tiền công đặc biệt và tiền công cứu hộ.

5. Trường hợp do cẩu thả của người cứu hộ mà không ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được thiệt hại ô nhiễm môi trường thì người cứu hộ có thể bị mất một phần hoặc toàn bộ quyền hưởng khoản tiền công đặc biệt đó.

6. Các quy định tại Điều này không ảnh hưởng đến quyền truy đòi của chủ tàu đối với các bên được cứu hộ.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải, được quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Cứu hộ hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Cứu hộ hàng hải là gì? Tiên công cứu hộ hàng hải được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ trong Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Quyền hưởng tiền công cứu hộ trong Cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Tiền công đặc biệt trong cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được trong cứu hộ hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Có được hưởng tiền công cứu hộ khi bên cứu hộ có thực hiện cứu tàu biển nhưng không thành công hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cứu hộ hàng hải
Thư Viện Pháp Luật
273 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cứu hộ hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào