Công chức sinh con thứ ba khi học ở nước ngoài vẫn bị xử lý

Có bị phạt khi công chức sinh con thứ ba khi đang học ở nước ngoài?
Căn cứ Điều 1 Pháp lệnh năm 2008 sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định như sau:

“Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

3. Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.

Theo quy định nêu trên mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền và nghĩa vụ sinh một hoặc hai con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, cụ thể:

Theo điều2Nghị định 20/2010/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 12/5/2011) quy định những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau:

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”.

Nếu chị sinh 3 con trong ba lần mà không thuộc 7 trường hợp nêu trên là vi phạm pháp luật về dân số. Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2011/NĐ-CP ngày 17/03/2011 sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số như sau:

“6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”

Căn cứ khoản 2 điều 1 Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

“ Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác”.

Theo quy định nêu trên, chị là cán bộ trong biên chế được cử đi học và đào tạo dài hạn ở nước ngoài, nhưng vẫn là công dân Việt Nam, trong thời gian học tập ở nước ngoài chị đã sinh 3 lần, được 3 cháu thì chị vẫn thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh dân số. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt đang sinh sống ở trong nước hay đang sinh sống ở nước ngoài đều thuộc đối tượng của Pháp lệnh dân số.

 

Công chức
Hỏi đáp mới nhất về Công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương của Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã từ 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào xem xét điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức Bộ Xây dựng cần lưu ý điều gì trong quá trình thực thi công vụ qua mạng internet? Có được thắp hương tại phòng làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức, nội dung kiểm định đầu vào công chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức tập sự có được hưởng phụ cấp độc hại nguy hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải là công chức thì mới được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên ngành kiểm sát không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức cấp xã vi phạm kỷ luật có bắt buộc phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi hết tuổi thi công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức cấp xã có được tham gia Ban Thanh tra nhân dân ở cấp xã không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức
Thư Viện Pháp Luật
228 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào