Công tác phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở trạng thái thường xuyên
Phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở trạng thái thường xuyên được quy định tại Điều 14 Nghị định 133/2015/NĐ-CP Quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng như sau:
1. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, văn bản, pháp luật có liên quan và chủ trương, biện pháp của cấp ủy, chính quyền địa phương về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở.
2. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan nắm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn; định kỳ hoặc đột xuất trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan cho Công an cấp xã.
3. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan tuần tra, canh gác, tăng cường bảo vệ các mục tiêu theo quy chế, kế hoạch phối hợp hoạt động.
4. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật; bảo vệ an ninh, trật tự; bảo vệ tính mạng, tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn cấp xã.
5. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan quản lý thường trú, tạm trú, tạm vắng; quản lý chất lượng chính trị công dân liên quan đến đào tạo nhân lực phục vụ cho quốc phòng, an ninh; tiếp nhận, thu gom, phân loại, xử lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép và ngoài luồng; phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; quản lý về an ninh, trật tự.
6. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan tiếp nhận, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan kiểm tra việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng và thu giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép, ngoài luồng, bắt người phạm tội quả tang, người có quyết định truy nã, truy tìm đang lẩn trốn trên địa bàn cấp xã, dẫn giải người bị bắt lên cơ quan Công an có thẩm quyền.
8. Phối hợp với Công an cấp xã, lực lượng liên quan huấn luyện, diễn tập chiến đấu phòng thủ; diễn tập bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; diễn tập phòng thủ dân sự và thực hiện nhiệm vụ đột xuất được giao.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phối hợp của Dân quân tự vệ trong bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở trạng thái thường xuyên. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 133/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?