Trình tự xử lý kỷ luật viên chức
Căn cứ Điều 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định các trường hợp xử lý kỷ luật viên chức như sau:
Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;
2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định, viên chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ, hành vi sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức khác nhau. Trình tự xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP như sau:
+ Tổ chức họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật: Trong cuộc họp kiểm điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, viên chức có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận thức thức kỷ luật. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được tiến hành.
+ Thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức.
+ Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật: Trong cuộc họp xử lý kỷ luật viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này.
+ Ra quyết định kỷ luật đối với viên chức.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, viên chức của đơn vị bạn có hành vi chung sống với người đã có gia đình, làm cho gia đình đó ly hôn, đã được kiến nghị tới cơ quan, được cơ quan vận động chấm dứt mối quan hệ nhưng sau đó vẫn không chấm dứt mối quan hệ này. Hành vi này là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Mặc dù trong cuộc họp xét kỷ luật, viên chức phủ nhận bản tường trình, tuy nhiên nếu đơn vị đưa ra được các chứng cứ chứng minh viên chức vi phạm thì đơn vị vẫn tiến hành xử lý kỷ luật viên chức theo quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự xử lý kỷ luật viên chức. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 27/2012/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?