Hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin, tài liệu về phòng, chống rửa tiền được quy định thế nào?
Hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin, tài liệu về phòng, chống rửa tiền được quy định tại Điều 27 Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền như sau:
1. Loại thông tin, tài liệu được trao đổi, cung cấp cho đối tác nước ngoài:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, thông tin chung về cơ chế, chính sách trong công tác phòng, chống rửa tiền; thông tin chung về công tác phòng, chống rửa tiền trong từng lĩnh vực; thông tin về hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống rửa tiền;
b) Thông tin trong các báo cáo chính thức về việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc;
c) Thông tin, báo cáo trong khuôn khổ thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế và bản ghi nhớ mà Việt Nam đã tham gia ký kết;
d) Thông tin tổng hợp và chi tiết hỗ trợ cho quá trình xử lý các giao dịch đáng ngờ;
đ) Thông tin tổng hợp và chi tiết hỗ trợ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm;
e) Thông tin khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đầu mối tổng hợp trình Chính phủ quyết định.
2. Hình thức trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu:
a) Thông tin, tài liệu và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu nêu tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử (email), fax hoặc phương tiện điện tử khác;
b) Thông tin, tài liệu và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm d, đ và e Khoản 1 Điều này phải thực hiện bằng văn bản.
3. Nội dung yêu cầu
a) Văn bản yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu ít nhất bao gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, quốc gia được yêu cầu, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ email; tên tổ chức, quốc gia yêu cầu, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ email; thông tin cụ thể cần trao đổi, cung cấp; cơ sở, lý do yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin; chủ thể, mục đích sử dụng thông tin, tài liệu được cung cấp; thời hạn yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin; đặc điểm chi tiết vụ việc hỗ trợ cho việc xác định nơi lưu trữ thông tin, tài liệu cần trao đổi, cung cấp; bản sao chứng từ, chứng cứ hoặc phán quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia yêu cầu; tên, chức danh của người có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu, đóng dấu của tổ chức yêu cầu (nếu có);
b) Thư, fax yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin phải bao gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, quốc gia được yêu cầu; tên tổ chức, quốc gia yêu cầu, địa chỉ, số fax, địa chỉ email; thông tin cụ thể cần trao đổi, cung cấp; cơ sở, lý do yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin; chủ thể, mục đích sử dụng thông tin, tài liệu được cung cấp; thời hạn yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin; tên, chức danh của người ký văn bản yêu cầu.
4. Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin có thể bị từ chối trong các trường hợp sau:
a) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp có thể gây tổn hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;
b) Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp không phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và các quy định khác của pháp luật Việt Nam;
c) Yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin không có đầy đủ nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức có quyền hợp tác quốc tế trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống rửa tiền:
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền thực hiện hoặc làm đầu mối thực hiện trao đổi, cung cấp các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp hoặc hướng dẫn cơ quan có liên quan cung cấp thông tin tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này;
c) Bộ Công an, Bộ Tư pháp tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện hoặc làm đầu mối thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
d) Bộ, ngành, cơ quan khác thuộc Chính phủ tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin theo quy tại Điểm a Khoản 1 Điều này, đồng thời thông báo kịp thời bằng văn bản về nội dung, thời gian, các bên liên quan và các chương trình hợp tác quốc tế khác cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan quy định tại Điểm c Khoản này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hợp tác quốc tế trong trao đổi thông tin, tài liệu về phòng, chống rửa tiền. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?