Ghi mục đích sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?
- Căn cứ Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
"1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng."
- Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận
"Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà những người được hưởng thừa kế có văn bản thỏa thuận chưa phân chia thừa kế và đề nghị cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đó. Văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi "Là người đại diện của những người được thừa kế gồm:... (ghi lần lượt tên của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)"."
Như vậy, trong trường hợp bố mẹ bạn muốn để lại mảnh đất cho các con để thờ cúng thì có thể thoả thuận về người quản lý di sản thờ cúng và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể đứng tên người quản lý di sản hoặc đứng tên chung toàn bộ những người được thừa kế theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận nêu trên.
Trong trường hợp của bạn, trong trường hợp bố bạn đã mất không để lại di chúc và mẹ bạn cùng các con thoả thuận về việc sử dụng đất để thờ cúng thì có thể làm văn bản thoả thuận và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu chỉ có một người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đó có toàn quyền sử dụng, định đoạt đối với mảnh đất này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ghi mục đích sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?