Ai chịu trách nhiệm nếu mất xe máy tại nhà trọ?
Việc bạn thu tiền để xe của người thuê phòng trọ với số tiền 100 nghìn/tháng có thể hiểu là 1 trong 2 giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Đây là dạng hợp đồng không thể hiện bằng văn bản.
Hợp đồng thuê sân, kho, bãi làm nơi để xe máy: Chủ xe máy không giao chiếc xe cho bạn khi về nhà trọ, không nhận chiếc xe khi cần sử dụng xe để đi đâu đó. Người có xe máy đã biết và được thỏa thuận là hoàn toàn chịu trách nhiệm tự trông coi bảo vệ giữ gìn tài sản của mình.Hợp đồng gửi giữ tài sản (chiếc xe máy): Chiếc xe được thường xuyên cất vào nhà riêng của bạn hoặc trong kho (nhà để xe) có khóa cửa mà bạn là người giữ chìa khóa kho và bị mất xe khi đang được cất giữ.
Về thỏa thuận "Bên B có trách nhiệm tự giữ và bảo quản đồ đạc, tư trang cá nhân cũng như phương tiện đi lại (ô tô, mô tô, xe gắn máy, xe đạp...) của mình. Nếu mất mát xảy ra bên A không chịu trách nhiệm" ghi trong hợp đồng thuê nhà là thỏa thuận trong giao dich cho thuê nhà ở. Thỏa thuận này độc lập với 2 trường hợp nêu trên và chỉ đúng khi chiếc xe máy bị mất khi đang để trong phòng trọ và đương nhiên bạn không phải chịu trách nhiệm.
Như vậy, nếu bạn và người thuê trọ bị mất xe máy không có thỏa thuận rõ ràng đối với 1 trong 2 trường hợp giao dịch nêu trên thì theo quy định pháp luật trong Bộ luật dân sự 2005:
Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.
Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại (mất xe máy) có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Để xem xét về bản chất hợp đồng giao dịch nào thì tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, lời khai của các bên, người làm chứng… làm căn cứ giải quyết vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?