Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc bảo lãnh nhà nước là gì?
Theo quy định hiện hành tại Điều 49 Nghị định 04/2017/NĐ-CP thì trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc bảo lãnh nhà nước được quy định như sau:
1. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật quản lý nợ công:
a) Tham gia đàm phán, góp ý kiến về điều kiện vay, thỏa thuận vay đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trên cơ sở hồ sơ do doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã cung cấp theo quy định tại Điều 15, Điều 20 của Nghị định này.
b) Áp dụng các biện pháp quy định tại Nghị định này để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay Người được bảo lãnh, trong đó có việc yêu cầu ngân hàng phục vụ hoặc các ngân hàng nơi Người được bảo lãnh mở tài khoản cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của Người được bảo lãnh trả cho Quỹ Tích lũy trả nợ mà không cần có sự đồng ý của Người được bảo lãnh (chủ tài khoản).
c) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, nguồn thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh theo quy định của Điều 47 Nghị định này.
d) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ vào quý II của năm liền kề tiếp theo về tình hình tổng hợp các khoản bảo lãnh đã phát hành theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 của Luật quản lý nợ công:
- Tình hình và số liệu cụ thể các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu đã cấp bảo lãnh trong năm trước đó;
- Số liệu lũy kế đến hết năm trước đó của tất cả các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Đánh giá chung tình hình thực hiện hạn mức bảo lãnh của năm trước đó;
- Đánh giá chung tình hình thực hiện nghĩa vụ của Người được bảo lãnh;
- Kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc về cấp và quản lý bảo lãnh và các kiến nghị.
2. Theo dõi việc rút vốn và trả nợ của Người được bảo lãnh đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
3. Tổ chức việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh.
4. Thẩm định hoặc có ý kiến với cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý ngành và Người được bảo lãnh trước khi trình duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 của Nghị định này; có ý kiến với cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý ngành và Người được bảo lãnh về các vấn đề có liên quan tới khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong quá trình triển khai thực hiện.
5. Tham khảo ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về doanh nghiệp, chương trình, dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
6. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh đột xuất trong quá trình quản lý khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
7. Hướng dẫn một số nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 32 và khoản 2 Điều 41 của Nghị định này.
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc bảo lãnh nhà nước được quy định tại Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?