Xếp chuyển ngạch của viên chức cần phải đảm bảo điều kiện như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định như sau:
1.Thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện như sau:
a) Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp;
b) Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì, phối với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định như sau:
1. Việc xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Viên chức được bố trí sang vị trí việc làm mới có yêu cầu chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khác cùng hạng với chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm;
b) Viên chức đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mới.
2. Việc xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức được tiến hành như sau:
a) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức; kiểm tra, sát hạch về hiểu biết, về chuyên môn, nghiệp vụ và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới bằng hình thức phỏng vấn hoặc thực hành;
b) Nếu viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới.
3. Khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng không kết hợp nâng bậc lương đối với viên chức.
Như vậy, khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp. Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp cũng phải đảm bảo đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mới. Người đứng đầu đơn vi sự nghiệp công lập tổ chức xem xét các văn bản, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng….Nếu bạn đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng với vị trí việc làm mới thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới.
Do vậy, trường hợp của bạn, để biết mình có được chuyển chức danh nghề nghiệp khác hay không thì bạn liên hệ trực tiếp với đơn vị làm việc để hỏi về vấn đề này.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện xếp chuyển ngạch. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 29/2012/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?