Doanh nghiệp có quyền bán tài sản để trả nợ
Việc xử lý các khoản nợ (gốc và lãi vay) của công ty tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các quy định khác có liên quan.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp được xóa nợ (gốc, lãi vay) do Bộ Tài chính trình, trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị của VDB và ý kiến thẩm định của liên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do vậy, trong trường hợp này, VDB và Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì có thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị của Công ty hoặc xin ý kiến liên Bộ trình lên Thủ tướng theo quy định.
Về đề nghị sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để chi trả các khoản nợ: Công văn của Công ty không nêu rõ và đầy đủ tên gọi của Quỹ, vì vậy có thể có 2 trường hợp sau:
Trường hợp là Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp: Không đủ cơ sở pháp lý để sử dụng nguồn Quỹ này cho việc chi trả nợ của Công ty do Công ty không phải là đối tượng trong phạm vi điều chỉnh của Quỹ này.
Trường hợp là Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là VDB) thì việc xử lý nợ của Công ty có thể xem xét thực hiện như đã nêu trên.
Đối với việc bán các tài sản để trả nợ, về nguyên tắc, công ty được quyền bán các tài sản để trả các khoản nợ.
Thẩm quyền bán tài sản được quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 135; Điểm d, Khoản 1, Điều 144; Điểm h, Khoản 2, Điều 149 và các quy định có liên quan của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?