Quy định việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ công chức công đoàn
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật công đoàn 2012 có quy định như sau:
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Tại Khoản 2 Điều 6 Luật công đoàn 2012 có quy định như sau:
Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Theo thông tin bạn trình bày thì chủ tịch công đoàn trường có sai phạm về tài chính và bị xử lý vi phạm kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Căn cứ theo các quy định trên thì hoạt động của công đoàn dựa trên Điều lệ công đoàn nên việc thay đổi chủ tịch công đoàn sẽ được thực hiện dựa trên quy định Điều lệ công đoàn.
Về thẩm quyền và quy trình miễn nhiệm như sau:
Tại Khoản 2 Điều 3 Quy định 260-QĐ/TW có quy định như sau:
Cấp nào bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ thì cấp đó có quyền cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ, cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu của từng cấp có trách nhiệm đề xuất với cấp có thẩm quyền của cấp mình về việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ giúp người đứng đầu trong đề xuất, chuẩn bị các thủ tục cần thiết đối với việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ.
Tại Điều 13 Quyết định 1445/QĐ-TLĐ có quy định như sau:
Việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức đối với CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức công đoàn thực hiện theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy định của Bộ Chính trị về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ.
Tại Quy định 260-QĐ/TW có quy định về quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác như sau:
- Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này để đề xuất việc miễn nhiệm.
- Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng.
- Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;
- Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.
- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ công chức công đoàn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật công đoàn 2012 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?