Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong vấn đề bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động là gì?
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong vấn đề bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc như sau:
a) Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hướng dẫn thủ tục thanh toán chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động.
b) Thực hiện việc chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; lưu trữ hồ sơ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động; Điều tra lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
d) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
đ) Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
e) Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trong phạm vi địa phương quản lý đồng thời gửi cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương.
g) Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và người lao động hoặc tổ chức đại diện.
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
i) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội trong vấn đề bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?