Phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay
Phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay được hướng dẫn tại Điều 67 Thông tư 17/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các tổ chức hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay phải xây dựng nội quy phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, trong đó có các nội dung sau:
a) Tình huống cháy lớn phức tạp và tình huống cháy đặc trưng khác, dự báo khả năng phát triển của đám cháy;
b) Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, áp dụng các biện pháp kỹ, chiến thuật chữa cháy, thoát nạn phù hợp với từng giai đoạn và từng tình huống cháy;
c) Kế hoạch hợp đồng phối hợp với các cơ quan phòng cháy và chữa cháy, quân đội, công an và các đơn vị liên quan khác trên địa bàn khi có tình huống xảy ra cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay quản lý tập trung lực lượng phòng chống cháy nổ, huy động từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay; thành lập đội chữa cháy chuyên ngành, thường xuyên duy trì chế độ huấn luyện phương pháp chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy được trang bị; bố trí nhân viên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy thường xuyên; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện phòng chống cháy nổ.
3. Nội dung huấn luyện phòng chống cháy nổ phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở. Đối với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại các sân bay, ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga.
4. Thiết kế, xây dựng, sửa chữa, cải tạo, khai thác nhà ga phải tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy hiện hành.
5. Việc sử dụng các thiết bị gas, thiết bị điện để chế biến thực phẩm trong khu vực nhà ga phải được phép của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhà ga và tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
6. Không được phép hút thuốc lá trong cảng hàng không, sân bay trừ những khu vực dành riêng để hút thuốc.
7. Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải có hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động, hệ thống phòng chống cháy nổ đối với tàu bay.
8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không phải có hệ thống kho, bồn chứa, phương tiện vận chuyển, tra nạp và cơ sở hóa nghiệm xăng dầu đáp ứng tiêu chuẩn quy định, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền kiểm định và cấp phép; có phương án phòng chống cháy nổ được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền phê duyệt.
9. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không phải có phương án đối phó trong trường hợp có sự cố thiên tai, tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường, phương án và hệ thống thu gom, xử lý dầu thải, dầu tràn; có văn bản hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn đối với việc xử lý sự cố cháy nổ, tràn dầu.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay, được quy định tại Thông tư 17/2016/TT-BGTVT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?