Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?

Cho hỏi trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người? -Thắc mắc của bạn Hùng (Đồng Nai)

Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?

Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với người bị giết phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trước hết bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.

Thông thường những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người phạm tội và những người thân thích của người phạm tội, nhưng cũng có một số trường hợp xâm phạm đến tài sản, đốt cháy, cướp giật, trộm cắp, v.v..

Ngoài hành vi phạm pháp luật hình sự, nạn nhân còn có thể có cả những hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật khác như: luật hành chính, luật lao động, luật giao thông, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, v.v..

Việc xác định một hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức nghiêm trọng hay chưa cũng phải đánh giá một cách toàn diện. Có hành vi chỉ xảy ra một lần đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm trọng.

Ví dụ: A và B nhà ở cạnh nhau, chung một bức tường. B đục tường từ phía nhà mình sang nhà A trong lúc vợ của A đang bị ốm nặng cần sự yên tĩnh. A đã nhiều lần yêu cầu B chấm dứt hành động đó, nhưng B không nghe, A bực tức giằng búa của B đánh B một cái làm B ngã gục. Trên đường đưa đi cấp cứu thì B chết. Trong trường hợp này hành vi giết người của A cũng được coi là bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của B.

Nạn nhân phải bị chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới cấu thành tội "giết người trong trạng thái bị kích động mạnh". Nếu nạn nhân không chết và bị thương có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" quy định tại Điều 105 Bộ luật hình sự.

Như vậy, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, vì không thể xác định được mục đích của người phạm tội khi người đó trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà chỉ có thể xác định người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?

Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người? (Hình từ Internet)

Ngoài ra, tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

Như vậy, trong thực tiễn nếu không áp dụng được khi xét xử 2 tội danh nêu trên thì có thể cân nhắc áp dụng việc bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra là một tình tiết giảm nhẹ để có thể xem xét giảm nhẹ tội danh.

Trân trọng!

Người phạm tội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người phạm tội
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấm cư trú đối với người phạm tội là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Người phạm tội là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội giết người?
Hỏi đáp pháp luật
Tội giết người mà liền trước đó người phạm tội đã phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người không có quốc tịch Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội có bị xử lý?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm tội với người chuyển đổi giới tính
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hình sự người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu TNHS theo BLHS Việt Nam không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người phạm tội
Thư Viện Pháp Luật
3,923 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào