Các hợp chất hữu cơ độc hại đối với đồ chơi trẻ em
Các hợp chất hữu cơ độc hại đối với đồ chơi trẻ em được quy định tại Mục 3.3.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em, theo đó:
1. Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em
Phương pháp thử về chất lỏng có thể tiếp xúc được có chứa trong đồ chơi trẻ em theo ISO 787-9: 1981 Phương pháp thử chung đối với chất màu và chất độn – Phần 9: Xác định giá trị pH trong dung dịch nước (General methods of test for pigments and extenders – Part 9: Determination of pH value of aqueous suspension).
2. Hàm lượng formaldehyt trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi
- Phương pháp thử đối với các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được của đồ chơi cho trẻ em theo TCVN 7421-1: 2004 (ISO 14184-1: 1998) Vật liệu dệt – Xác định formaldehyt – Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước).
- Phương pháp thử đối với các chi tiết giấy có thể tiếp xúc được của đồ chơi trẻ em theo EN 645 Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm – Chuẩn bị theo phương pháp chiết nước lạnh [Paper and board intended to come into contact with foodstuffs – Preparation of cold water extract] và EN 1541 Giấy và các tông tiếp xúc với thực phẩm – Xác định formaldehyt trong phần chiết nước (Paper and board intended to come into contact with foodstuffs – Determination of formaldehyde in an aqueous extract).
- Phương pháp thử đối với các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được của đồ chơi trẻ em theo EN 717-3 Ván gỗ nhân tạo – Xác định formaldehyt giải phóng – Phần 3: Phương pháp bình thí nghiệm xác định formaldehyt giải phóng (Wood-based panels – Determination of formaldehyde release – Part 3: Formaldehyde release by the flask method).
3. Hàm lượng các amin thơm trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em
Phương pháp xác định hàm lượng các amin thơm theo EN 71-10: 2005 An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 10: Hợp chất hóa hữu cơ – Chuẩn bị mẫu và chiết mẫu (Safety of toys – Part 10: Organic chemical compounds – Sample preparation and extraction) và EN 71-11: 2005 An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 11: Hợp chất hóa hữu cơ – Phương pháp phân tích (Safety of toys – Part 11: Organic chemical compounds – Methods of analysis).
Trên đây là quy định về yêu cầu về các hợp chất hữu cơ độc hại đối với đồ chơi trẻ em. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?