Xử lý hóa đơn đã lập sai như thế nào?

Xử lý hóa đơn đã lập sai như thế nào? Công ty tôi có ký hợp đồng kinh tế với công ty đối tác vào tháng 2/2016, tháng 5/2016 công ty chúng tôi có xuất hoá đơn cho công ty đối tác đồng thời tháng 7/2016 công ty đối tác cũng chuyển khoản 50% giá trị hoá đơn. Đến tháng 7/2016 công ty chúng tôi nhận được thông báo huỷ hoá đơn đã xuất nên công ty tôi không kê khai thuế Q2/2016, bên đối tác chưa được thông báo kịp nên đã kê khai thuế tháng 5/2016. Đến nay vì một số lý do hai bên muốn huỷ và thanh lý hợp đồng (đã có biên bản thanh lý không thực hiện hợp đồng). Đồng thời hai bên cũng phát hiện hoá đơn đã xuất chưa được làm biên bản huỷ và công ty chúng tôi chưa thu hồi hoá đơn. Vậy cho hỏi hoá đơn đó chúng tôi xử lý như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC về việc Lập hóa đơn như sau:

a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất). 

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số. 

Đối với hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, khi lập hóa đơn được thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hóa đơn giao khách hàng được thể hiện trên một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức đã được đăng ký tại hóa đơn mẫu gửi cùng Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 

Bảng kê được lập hàng tháng, được in ra giấy để lưu trữ bảo quản hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử (Ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB), đĩa CD và DVD, đĩa cứng gắn ngoài, đĩa cứng gắn trong). Việc bảo quản, lưu trữ bảng kê thực hiện theo quy định hiện hành về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Nếu lưu trữ bằng giấy thì bảng kê phải có đầy đủ tên, chữ ký người lập bảng kê; tên, chữ ký thủ trưởng đơn vị; dấu đơn vị. Nếu lưu trữ bằng phương tiện điện tử thì bảng kê phải có chữ ký điện tử của đơn vị và nội dung bảng kê phải đảm bảo có thể truy cập kết xuất và in ra giấy khi cần tham chiếu. Các đơn vị phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ thông tin trên bảng kê hóa đơn đã lập trong ngày, trong tháng và phải đảm bảo lưu trữ để cung cấp cho cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác khi có yêu cầu”

d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều đơn vị trực thuộc trực tiếp bán hàng hoặc nhiều cơ sở nhận ủy nhiệm cùng sử dụng hình thức hóa đơn đặt in có cùng ký hiệu theo phương thức phân chia cho từng cơ sở trong toàn hệ thống thì tổ chức kinh doanh phải có sổ theo dõi phân bổ số lượng hóa đơn cho từng đơn vị trực thuộc, từng cơ sở nhận ủy nhiệm. Các đơn vị trực thuộc, cơ sở nhận ủy nhiệm phải sử dụng hóa đơn theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn trong phạm vi số hóa đơn được phân chia.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được ủy nhiệm đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một máy chủ thì tổ chức kinh doanh phải có quyết định phương án cụ thể về việc truy xuất ngẫu nhiên của các cơ sở bán hàng và đơn vị được ủy nhiệm. Thứ tự lập hóa đơn được tính từ số nhỏ đến số lớn cho hóa đơn truy xuất toàn hệ thống của tổ chức kinh doanh.

Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc xử lý đối với hóa đã lập như sau:

1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.

3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

4. Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên, hai bên lập biên bản để hủy hóa đơn đã lập trong biên bản nêu rõ lý do hủy hóa đơn sau đó công ty bạn lập văn bản điều chỉnh tăng, giảm việc sử dụng hóa đơn của công ty.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hóa đơn đã lập sai. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 39/2014/TT-BTC để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Xử lý hóa đơn điện tử
Hỏi đáp mới nhất về Xử lý hóa đơn điện tử
Hỏi đáp pháp luật
Hóa đơn bị sai sót thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn xuất khẩu chưa sử dụng và khấu trừ khoản chi phúc lợi như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn và khai điều chỉnh thuế đối với hàng bán bị trả lại
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn đã xuất phát hiện sai.
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn viết sai
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn đã lập sai như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn sử dụng trước khi thông báo phát hành
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn đã sử dụng nhưng chưa có thông báo phát hành
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử lý hóa đơn điện tử
Thư Viện Pháp Luật
430 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử lý hóa đơn điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý hóa đơn điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào