Khi nào báo cáo viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng bị miễn nhiệm?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 42 Thông tư 42/2016/TT-BQP thì báo cáo viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn báo cáo viên pháp luật quy định tại Điều 37 Thông tư này;
b) Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
c) Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà không có lý do chính đáng từ ba lần trở lên;
d) Trong một năm kể từ thời Điểm được công nhận báo cáo viên pháp luật, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 41 Thông tư này mà không có lý do chính đáng;
đ) Thực hiện một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thay đổi vị trí công tác làm thay đổi thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật;
g) Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
h) Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?