Dấu hiệu cơ bản của người phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
- Người phạm tội có điều kiện mà không cứu giúp
Một người khi thấy người khác ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu được người đó khỏi chết mà không cứu thì bị coi là có tội. Ví dụ: Nguyễn Văn S làm nghề đánh cá, trong lúc đang ngồi trên thuyền thả lưới thì thấy một người sắp chết đuối, nhưng sợ vì "điềm gở" nên không cứu, dẫn đến người này bị chết.
Điều kiện để cứu được người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là khả năng thực tế có thể cứu được người sắp chết. Khả năng này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, do học tập hoặc do tính chất nghề nghiệp mà có.
Khi xét một trường hợp cụ thể lại phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của người bị nạn, chứ không chỉ căn cứ vào khả năng có sẵn của người cứu giúp. Ví dụ: một bác sĩ phẫu thuật, ngày chủ nhật vào rừng săn bắn, gặp một người bị đau ruột thừa cấp tính, nếu không được mổ ngay thì chết. Vì không có phương tiện (bộ đồ phẫu thuật), khu rừng lại xa nơi dân cư, ít người qua lại, người bác sĩ này đã cõng bệnh nhân ra khỏi khu rừng, nhưng vì không kịp mổ nên bệnh nhân đã chết.
Do đó, khả năng sẵn có của một người chỉ là tiền đề (cơ sở) tạo điều kiện để có thể cứu được người bị nguy hiểm đến tính mạng, còn thực tế có cứu được hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Khả năng của con người chỉ phát huy được khi nó có những điều kiện cần thiết. Ngược lại, điều kiện có những người ở trong điều kiện lại không có khả năng mà không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến người này bị chết thì cũng không coi là phạm tội. Ví dụ: một chị hộ lý được phân công mang bộ đồ phẫu thuật từ bệnh viện đến trạm phẫu thuật tiền phương để cấp cứu cho thương binh. Trên đường đi gặp phụ nữ đau đẻ cần phải mổ để cứu cả con lẫn mẹ, nhưng vì chỉ là hộ lý, lại không có phương tiện chở người sản phụ đến trạm phẫu thuật, người hộ lý này đã làm mọi việc để cố cứu sản phụ nhưng không được mổ kịp thời nên sản phụ đã bị chết.
- Người phạm tội phải là người không có hành động nào nhằm cứu người bị hại thì mới coi là phạm tội.
Không hành động là một biểu hiện tiêu cực, lẽ ra họ phải có nghĩa vụ làm mọi việc để loại trừ sự nguy hiểm cho xã hội nhưng lại không làm dẫn đến hậu quả. Nếu họ đã có hành động nhưng vẫn không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm thì cũng không coi là phạm tội. Ví dụ: một người thấy một người sắp chết đuối đã bơi ra giữa sông để cứu, nhưng bơi gần tới nơi thì nạn nhân đã bị chìm, bị nước cuốn đi, người này đã lặn xuống mò tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.
Tuy nhiên, nếu đang hành động không có một trở ngại nào ngăn cản mà tự ý dừng lại mặc dù vẫn còn điều kiện cứu mà không cứu để người bị nạn chết thì vẫn coi là phạm tội. Ví dụ: một người làm nghề đánh cá, thấy một người sắp chết đuối định chèo thuyền đến cứu vớt, nhưng người vợ lại nói: "cứu người chết đuối làm ăn chả ra gì". Vì nghe lời vợ, nên đã không cứu người để người bị nạn chết.
- Lỗi của người phạm tội phải là do cố ý
Người phạm tội biết rõ người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nếu không cứu được thì sẽ chết và biết rõ mình có điều kiện cứu mà cố tình không cứu. Nếu còn nhận thức không rõ ràng tình trạng của nạn nhân hoặc khả năng của mình thì không coi là phạm tội. Ví dụ: một bác sĩ vì trình độ non kém nên không xác định được bệnh nhân đau ruột thừa cấp tính nên không mổ do dó bệnh nhân bị chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?