Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống thiên tai là gì?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống thiên tai là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển nông thôn như thế nào? Nhờ giải đáp giúp tôi, tôi cảm ơn.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống thiên tai là gì?

Tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống thiên tai như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
14. Về phòng, chống thiên tai
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai; kiểm tra các phương án phòng, chống thiên tai trong kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, bộ, ngành;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; tổng hợp, đánh giá, thống kê và công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện về quan trắc, giám sát các hoạt động liên quan đến công trình và các biện pháp phòng, chống thiên tai; theo dõi, phân tích, đánh giá thiệt hại do thiên tai có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã và lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; quy hoạch đê điều; kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê theo quy định của pháp luật;
g) Quản lý việc đầu tư xây dựng, tu bổ, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai bao gồm công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai quy định tại Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Quy hoạch, Luật Tài nguyên nước và theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đối với việc phòng, chống thiên tai thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như trên.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống thiên tai là gì?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống thiên tai là gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển nông thôn như thế nào?

Tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển nông thôn như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
15. Về phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình hành động không còn nạn đói ở Việt Nam theo phân công của Chính phủ;
b) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp; ban hành các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tồn và phát triển làng nghề;
c) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện chương trình, cơ chế, chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp; ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ tổ chức sản xuất, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn theo quy định pháp luật;
d) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bố trí dân cư, di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; bố trí ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, vùng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, di cư tự do, vùng xung yếu, rất xung yếu của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác định canh, bố trí dân cư trong nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; quy trình xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chương trình, dự án xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng nông thôn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn đối với phát triển nông thôn theo quy định nêu trên.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối như thế nào?

Tại khoản 16 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
...
16. Về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm, thực phẩm, hàng hóa và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo phân công của Chính phủ;
c) Chủ trì quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của hai cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên nhưng sản phẩm có sản lượng lớn nhất thuộc thẩm quyền của bộ;
d) Tổ chức giám sát, đánh giá nguy cơ, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;
đ) Cấp, thu hồi xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
e) Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm giữa các cơ sở kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
g) Quản lý an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
h) Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
i) Công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu vào Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

*Lưu ý: Nghị định 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.

Trân trọng!

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hỏi đáp Pháp luật
Các lĩnh vực nào người có chức vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi thôi giữ chức vụ không được thành lập doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Quyết định quy định cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn từ ngày 15/01/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ Cục Lâm nghiệp trong bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu vườn quốc gia thuộc Cục Kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Hỏi đáp Pháp luật
Vụ Pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vị trí và chức năng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc phát triển nông thôn là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thực hiện ưu đãi đối với sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nguyễn Hữu Vi
450 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào