Hình thức xử lý vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu đối với giảng viên đấu thầu được quy định như thế nào?

Em tên là Bích Ly, địa chỉ mail bich_ly_09****@gmail.com, em muốn hỏi: Hình thức xử lý vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu đối với giảng viên đấu thầu được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào hướng dẫn về điều này? Em học chuyên ngành xây dựng đô thị và rất quan tâm tới các công việc liên quan tới đấu thầu. Em có tìm hiểu các quy định liên quan nhưng còn thắc mắc như trên, mong các anh chị Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Em xin cảm ơn!

Hình thức xử lý vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu đối với giảng viên đấu thầu được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 34 Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT Quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, theo đó:

a) Cá nhân đăng ký giảng viên đấu thầu không được thẩm định để công nhận giảng viên đấu thầu trong thời gian 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 33 Thông tư này;

b) Xóa tên giảng viên đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b Khoản 2 Điều 33 Thông tư này;

c) Cảnh cáo giảng viên đấu thầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 33 Thông tư này. Giảng viên đấu thầu bị hai lần cảnh cáo sẽ bị xóa tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Ngoài các hình thức xử lý vi phạm theo các quy định trên, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về hình thức xử lý vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu đối với giảng viên đấu thầu, được quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BKHĐT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Giảng viên
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên cao cấp hạng 1 có bắt buộc phải có bằng tiến sỹ không? Mức lương giảng viên cao cấp hạng 1 hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được xét thăng hạng lên giảng viên chính hạng 2 cần giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 3 bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thỉnh giảng là gì? Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng là gì? Khác gì so với giáo viên cơ hữu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên về đấu thầu không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định có bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023 mã số và chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023, nhiệm vụ của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được cử đi công tác của giảng viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên
Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào