Sinh viên an ninh có hành vi cố ý gây thương tích bị xử lý thế nào?
Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trong trường hợp này của bạn, người yêu bạn cùng với bạn của anh ta có hành vi đánh người khác. Để xem xét hành vi của người yêu bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cơ quan công an còn phải điều tra, xem xét tỷ lệ thương tật của người bị hại, các tình tiết tăng nặng được quy định để định khung hình phạt hay không và một số yếu tố khác nếu có.
Còn đối với việc tạm giữ, theo Điều 86, Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 xác định các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ, thời hạn tạm giữ như sau:
- Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
- Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Như thế, nếu như người yêu bạn đang bị áp dụng biện pháp tạm giữ thì thời hạn tạm giữ không quá ba ngày và có thể gia hạn hai lần. Mỗi lần 3 ngày nếu trong trường hợp cần thiết và trường hợp đặc biệt.
Đối với việc xử lý kỷ luật với sinh viên học trường trung cấp an ninh. Căn cứ Điểm d Khoản 1 Đều 9 Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định hình thức buộc thôi học áp dụng với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.
Trường hợp này rất có thể người yêu bạn sẽ bị buộc thôi học. Tuy nhiên, người yêu bạn là người học trong trường an ninh nên việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cụ thể còn căn cứ nội quy trường an ninh nơi người yêu bạn đang theo học.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi cố ý gây thương tích của sinh viên an ninh. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?