Hoạt động của các lực lượng phòng thủ dân sự khi địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 21/2010/TT-BQP thì hoạt động của các lực lượng phòng thủ dân sự khi địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn được quy định như sau:
a) Hệ thống đài quan sát, thông báo, báo động các cấp kịp thời phát hiện ý định, thủ đoạn địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn, phối hợp với hệ thống cảnh báo, báo động của quốc gia, khu vực nhanh chóng thông báo cho các cơ quan, đơn vị địa phương;
b) Các cơ quan, đơn vị Quân đội và lực lượng Dân quân tự vệ tổ chức đánh trả và áp dụng các biện pháp khắc phục, vô hiệu hóa vũ khí hủy diệt lớn của địch;
c) Cơ quan Thường trực phòng thủ dân sự các cấp chỉ đạo tổ chức các biện pháp phòng tránh, sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm; hướng dẫn cho nhân dân cách phòng, chống vũ khí hủy diệt lớn của địch; tổ chức lực lượng cấp cứu người bị nhiễm độc, nhiễm xạ, khắc phục hậu quả môi trường, nhanh chóng khôi phục sản xuất và mọi hoạt động của xã hội.
Hoạt động của các lực lượng phòng thủ dân sự khi địch sử dụng vũ khí hủy diệt lớn được quy định tại Thông tư 21/2010/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?