Lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt ở các cấp được tổ chức như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 117/2008/NĐ-CP thì Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt ở các cấp như sau:
a) Lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các Bộ, ngành làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Lực lượng của các Trung tâm khu vực và lực lượng chuyên trách chủ trì làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự ở từng vùng, trên từng lĩnh vực;
c) Tại cấp tỉnh, cấp huyện: tổ chức các đội chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên từng lĩnh vực. Việc tổ chức cụ thể các đội làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng các Bộ có liên quan quy định. Các đội phòng thủ dân sự được biên chế trong các cơ quan, tổ chức thuộc cấp tỉnh, cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực được phân công phụ trách;
d) Tại cấp xã và cơ quan, tổ chức: tổ chức các tổ, đội cơ động phòng chống, khắc phục hậu quả; tổ thông tin liên lạc, thông báo, báo động; các tổ cấp cứu, tải thương; đội bảo vệ sơ tán, phân tán nhân dân, đội bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; đội vệ sinh môi trường. Các tổ, đội phòng thủ dân sự do dân quân tự vệ, công an cấp xã đảm nhiệm. Ban Chỉ huy quân sự, Công an cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chịu trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, quản lý, chỉ huy.
Lực lượng phòng thủ dân sự nòng cốt ở các cấp được tổ chức theo quy định tại Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?