Tòa án phải có thông báo cho Viện kiểm sát biết về việc mở phiên tòa
Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự thì:
- Khoản 2: "Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; các phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần".
- Khoản 3: "Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm"
Như vậy, đối với các phiên họp, phiên tòa mà Viện kiểm sát phải tham gia thì Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát biết để cử Kiểm sát viên tham gia. Bộ luật tố tụng dân sự và các hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể về vấn đề "Thông báo" này. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự thì trong quyết định đưa vụ án ra xét xử thì quyết định này phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định;
Theo quy định tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật tố tụng dân sự thì "Tòa án phải mở phiên họp công khai để giải quyết việc dân sự"
Sau khi ra quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, Tòa án phải gửi ngay quyết định này và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Theo Điều 258 Bộ luật tố tụng dân sự thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu vụ án được xét xử tại phiên tòa phúc thẩm.
Mặc dù trong Bộ luật tố tụng dân sự không quy định rõ về quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án cấp phúc thẩm gồm những nội dung gì như đã quy định tại quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm (Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự) nhưng trong thực tiễn thì các Tòa án cấp phúc thẩm khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử cũng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa, phiên họp và cũng phải gửi cho Viện kiểm sát cấp phúc thẩm.
Theo đó, Viện kiểm sát biết rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa, phiên họp để tham gia và các quyết định đưa vụ án, vụ việc ra xét xử, giải quyết của Tòa án cũng chính là các thông báo của Tòa án cho Viện kiểm sát, vì thế Tòa án không phải gửi thông báo về việc mở phiên tòa, phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đối với các phien tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tổ chức phiên tòa thông qua lịch xét xử các vụ án này của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?