Tổng Giám đốc của công ty mẹ là công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu được quy định như thế nào?
Tổng Giám đốc của công ty mẹ là công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu được quy định tại Điều 24 Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước như sau:
1. Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên phù hợp với Điều lệ công ty mẹ; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
2. Tổng Giám đốc được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật theo quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Điều lệ công ty mẹ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện đối với Tổng Giám đốc. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc không quá năm (05) năm.
3. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật Doanh nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây đối với doanh nghiệp thành viên:
a) Xây dựng phương án phối hợp kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên trình Hội đồng thành viên; tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh chung, kế hoạch đầu tư giữa các doanh nghiệp thành viên;
b) Kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ tập đoàn kinh tế, tổng công ty;
c) Đề nghị Hội đồng thành viên quyết định cử người đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ tại doanh nghiệp khác.
4. Tổng Giám đốc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 72 Luật Doanh nghiệp, các nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty mẹ và hợp đồng đã ký.
5. Tổng Giám đốc được thay thế trong các trường hợp:
a) Tự nguyện xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng trình tự pháp luật;
b) Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc được bố trí công việc khác;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Khoản 6 Điều này.
6. Tổng Giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau:
a) Để công ty mẹ không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giao trong hai (02) năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ theo nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Để công ty mẹ kinh doanh thua lỗ, có số lỗ phát sinh đến mức quy định tại Điều lệ công ty mẹ;
c) Công ty mẹ lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
d) Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên giao; vi phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, quy chế hoạt động của công ty mẹ;
đ) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của công ty mẹ;
e) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Bị Tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Trên đây là quy định về Tổng Giám đốc của công ty mẹ là công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?