Trốn lính khi đang đi nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu
Theo đó, K có đi nghĩa vụ theo giấy gọi thực hiện nghĩa vụ, nhưng K đi được 4 tháng, hết thời gian huấn luyện tân binh thấy vất vả quá nên K trốn lính về thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Nếu đã xử lý hành chính mà K không chấp hành, thì có thể K sẽ bị khởi tố, chịu trách nhiệm hình sự về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 259 Bộ luật hình sự 1999:
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Theo quy định trên thi hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được thể hiện thông qua các hành vi sau:
+ Không chấp hành quy định của Nhà nước về đăng ký nghĩa vụ quân sự là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc đăng ký nghĩa vụ quan sự theo quy định của pháp luật như: đã có lệnh gọi, nhưng không đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quan sự hoặc đến không đúng thời gian, địa điểm đăng ký…
+ Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi của người đăng ký nghĩa vụ quan sự, có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không nhập ngũ hoặc đã đến nơi nhập ngũ lại bỏ trốn không thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập ngũ.
+ Không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện là trường hợp người có đủ điều kiện theo quy định của luật nghĩa vụ quan sự phải có nghĩa vụ huấn luyện và đã có lệnh gọi tập trung huấn luyện nhưng không đến nơi tập trung huấn luyện hoặc có đến nhưng bỏ về nên không thực hiện được trương trình huấn luyện.
Theo đó, nếu K trốn nghĩa vụ quân sự năm nay - 2016 thì K sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng, và K chỉ việc bị nộp phạt một lần cho một năm trốn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên luật cũng quy định trường hợp Đã bị phạt tiền mà còn tái phạm, đối với công dân vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm hoặc từ một năm đến năm năm tùy theo mức độ vi phạm. Tức là K đã bị phạt tiền năm 2016 mà K còn tái phạm sang năm 2017 K lại tiếp tục không đi thì K sẽ bị xử lý hình sự.
Như vậy, đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt nhiều lần cho tới hết tuổi nghĩa vụ quân sự nếu khi chấp hành hình phạt xong mà có giấy gọi nghĩa vụ quân sự mà không thực hiện.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật vê xử lý hành vi trốn lính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật nghĩa vụ quân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?