Đòi quyền thừa kế khi cha đã mất 14 năm được không?
Theo quy định Bộ luật Dân sự 2005 có thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc. Bạn không nói rõ bố bạn mất có để lại di chúc hay không nên chia trường hợp như sau:
Trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Theo quy định tại Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 thì việc thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi người để lại di sản thừa kế mất mà không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp; hoặc những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế hoặc những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Việc chia di sản thừa kế sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo như bạn trình bày, bạn là con đẻ của bố bạn, mặc dù mẹ bạn và bố bạn đã ly hôn nhưng bạn vẫn được xác định là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn, khi bố bạn mất không có di chúc để lại thì sẽ chia đều di sản thừa kế của bố bạn cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, trong đó có bạn.
Trường hợp thừa kế theo di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Trong trường hợp nếu bố bạn có để lại di chúc, thì việc chia di sản thừa kế sẽ thực hiện theo di chúc của bố bạn.
Do đó, để được hưởng di sản thừa kế từ bố bạn, bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có di sản thừa kế để yêu cầu chia thừa kế. Tuy nhiên, Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Do đó, nếu hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của gia đình.
Trên đây là tư vấn của ban biên tập Thư Ký Luật về đòi quyền thừa kế khi cha đã mất 14 năm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?