Quy định của pháp luật Việt Nam về visa doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Visa DN là kí hiệu của thị thực cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam (khoản 8 Điều 8).
Theo đó, thị thực (Visa) là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở Việt Nam. Để quản lý việc xuất, nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam, Nhà nước áp dụng các quy định của pháp luật trong đó có quy định về thời hạn hiệu lực của thị thực, tức khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu trú tại Việt Nam.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014: Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
Do đó, tổng số thời gian tối đa mà người được cấp hộ chiếu được lưu trú tại Việt Nam theo visa ký hiệu DN là 12 tháng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về visa doanh nghiệp. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?