Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức được quy định như thế nào?

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Đây là câu hỏi mà em rất mong nhận được sự tư vấn từ các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn. Em là Nguyễn Thanh Tâm (email: tam***gmail.com, sđt: 09745*****). Hiện tại, em đang là viên chức làm việc ở Sở Giáo dục và đào tạo.

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức đã được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Theo đó, hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Vi phạm các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được người có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

3. Không chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền hoặc không thực hiện công việc, nhiệm vụ đã cam kết trong hợp đồng làm việc mà không có lý do chính đáng;

4. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao;

5. Gây mất đoàn kết trong đơn vị;

6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;

7. Sử dụng tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

8. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP.

Trân trọng!

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
Hỏi đáp mới nhất về Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không? Được xếp loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức quản lý bị kỷ luật cách chức nhưng lại tái phạm thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/9/2023, áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức bị kỷ luật thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Lãnh đạo DNNN bị kỷ luật buộc thôi việc trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm soát viên DNNN bị kỷ luật thôi việc trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức đang mang thai khi bị Tòa án kết án phạt tù không?
Hỏi đáp pháp luật
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức kỷ luật đối với công nhân và viên chức quốc phòng
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
Thư Viện Pháp Luật
317 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào