Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủy sản là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủy sản là gì?
Tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủy sản như sau:
Về thủy sản
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quyết định thành lập khu bảo tồn biển có diện tích thuộc địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp quốc gia; tham mưu trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn biển;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý các khu bảo tồn biển, quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy định quản lý về an toàn tàu cá, thông tin phòng tránh thiên tai cho ngư dân và tàu cá trên biển; xác định, giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, sản lượng cho phép khai thác theo loài tại vùng khơi cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nuôi trồng thủy sản; quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; tổ chức thực hiện lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định Danh mục về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sinh, thu thập, lưu trữ, khai thác nguồn gen thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm ngư theo quy định của pháp luật;
h) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống thủy sản, thức ăn thủy sản; hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng để xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về các hoạt động thủy sản, nguồn lợi thủy sản, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Theo đó, đối với thủy sản thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn được nêu như trên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủy sản là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lâm nghiệp ra sao?
Tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lâm nghiệp như sau:
Về lâm nghiệp
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; quy chế quản lý rừng; chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan quản lý hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo vệ hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên trong các loại rừng theo quy định của pháp luật.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh. Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định pháp luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm lâm theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản; xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia, phòng trừ sinh vật gây hại rừng, giống cây trồng lâm nghiệp; tổ chức thực hiện nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; quản lý hoạt động cấp chứng chỉ rừng bền vững, định giá rừng theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, điều tra rừng, kiểm kê rừng theo dõi diễn biến rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
g) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lâm nghiệp; là cơ quan đầu mối, đại diện quốc gia thực hiện quyền nghĩa vụ của thành viên Công ước chống sa mạc hóa và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến lâm nghiệp.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về lâm nghiệp được thực hiện theo quy định nêu trên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủy lợi là gì?
Tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thủy lợi như sau:
Về thủy lợi
a) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về thủy lợi, nước sạch nông thôn, tiêu và thoát nước (không bao gồm thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung và khu công nghiệp); đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi, công trình nước sạch nông thôn; vận hành các hồ chứa thủy lợi, công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện về quy hoạch thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Phê duyệt quy hoạch thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn liên quan từ hai tỉnh trở lên, hệ thống công trình thủy lợi và các công trình thủy lợi có tính chất kỹ thuật phức tạp hoặc quy mô lớn trong một tỉnh phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; cải tạo đất, chống sa mạc hóa; cấp thoát nước nông thôn theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về quy trình kỹ thuật, chính sách tưới, tiêu; quản lý về quản lý tưới tiêu, quản lý khai thác công trình thủy lợi; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, sa mạc hóa; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập mặn, úng, số lượng và chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
h) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
i) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình cấp, thoát nước nông thôn;
k) Tổ chức lập, rà soát trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch thủy lợi theo quy định pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
l) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi, tổ chức kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; phòng chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thủy, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật;
m) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ quy định tại Luật Tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật.
*Lưu ý: Nghị định 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/01/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?