Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được quy định như thế nào?

Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được quy định như thế nào? Chào các anh chị Thư Ký Luật! Sắp tới tôi dự định mở một đại lý kinh doanh xăng dầu nhưng thủ tục pháp lý còn chưa rõ lắm. Tôi có tìm hiểu nhưng vẫn còn vài thắc mắc. Quý anh chị cho tôi hỏi: Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 38/2014/TT-BCT thì việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được quy định như sau:

1. Chỉ thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.

2. Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không. Thương nhân bán xăng dầu cho các đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ cung ứng tầu biển hoặc thông qua Công ty cung ứng tầu biển là đại lý cung ứng để bán xăng dầu.

3. Thời gian xăng dầu và nguyên liệu kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

4. Thương nhân được phép tạm nhập xăng dầu và nguyên liệu theo lô lớn và tái xuất nguyên lô hoặc theo từng lô nhỏ từ các kho chứa nội địa của thương nhân theo đúng số lượng và chủng loại đã tạm nhập.

5. Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được chuyển vào tiêu thụ nội địa số lượng xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết sau khi đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, tài chính, kể cả tiền chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định và phải tuân thủ các quy định hiện hành về quy chuẩn chất lượng xăng dầu nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước.

Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu được quy định tại Điều 14 Thông tư 38/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Trân trọng!

Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Hỏi đáp pháp luật
Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định chung về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thiết bị hiện vẫn còn trong thời hạn tạm nhập – tái xuất và đối tác muốn mua lại thì công ty tôi phải làm thủ tục như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Hỏi đáp pháp luật
Việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Thương nhân Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở gì?
Hỏi đáp pháp luật
Định nghĩa tạm nhập, tái xuất hàng hóa và tạm xuất, tái nhập hàng hoá
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu bảng kê gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Nghị định 102
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu Bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu/tạm nhập, tái xuất theo Nghị định 102
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Thư Viện Pháp Luật
503 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kinh doanh tạm nhập tái xuất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh tạm nhập tái xuất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào