Việc tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải nước ngoài tái xuất hoặc phương tiện Việt Nam tái nhập qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 42/2015/TT-BTC thì việc tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải nước ngoài tái xuất hoặc phương tiện Việt Nam tái nhập qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa được quy định như sau:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Nộp và xuất trình các chứng từ theo quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 78, Điều 79, Điều 80 Nghị định 42/2015/TT-BTC. Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo mẫu số 1 Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này. Tờ khai phương tiện vận tải đường thủy tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập theo mẫu số 2 Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 42/2015/TT-BTC;
a.2) Khai bổ sung (nếu có) những thay đổi khác so với khai báo khi tạm nhập, tạm xuất.
b) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình, nhập thông tin vào các ô, mục định sẵn trên hệ thống phần mềm quản lý phương tiện vận tải đường bộ;
b.2) Kiểm tra hồ sơ, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ, kiểm tra nội dung của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, lưu ý kiểm tra các giấy tờ sau:
b.2.1) Văn bản gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải (nếu có);
b.2.2) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (quy định về thời hạn tạm nhập - tái xuất, về tuyến đường...);
b.2.3) Giấy tờ khác bao gồm:
b.2.3.1) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe còn giá trị;
b.2.3.2) Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện cơ giới còn giá trị theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới;
b.2.3.3) Hộ chiếu của lái xe còn giá trị và giấy đăng ký phương tiện mà lái xe điều khiển phải do cùng một Bên cấp, trừ:
- Phương tiện của cơ quan ngoại giao gồm Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Thương vụ, Thông tấn xã mang biển số của Bên ký kết kia qua lại biên giới thực hiện công vụ.
- Các trường hợp Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới có quy định khác.
Quá trình kiểm tra hồ sơ phương tiện vận tải nếu phát hiện hồ sơ, giấy tờ chưa đầy đủ, hợp lệ thì từ chối tiếp nhận đăng ký hồ sơ, thông báo rõ lý do không tiếp nhận và những thiếu sót cần bổ sung cho người khai hải quan biết, trả lại hồ sơ cho người khai hải quan. Trường hợp người khai có yêu cầu thì phải thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ theo mẫu 3 phụ lục V ban hành kèm Thông tư 42/2015/TT-BTC.
Việc tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải nước ngoài tái xuất hoặc phương tiện Việt Nam tái nhập qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?