Việc mua BHYT bắt buộc
- Điểm b, khoản 4, Điều 1, Chương I, Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng là: Học sinh, sinh viên là những người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Khoản 5, Điều 2, chương I thông tư này quy định phương thức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
a) Cơ sở giáo dục thu tiền đóng phần thuộc trách nhiệm phải đóng của học sinh, sinh viên 6 tháng hoặc một năm một lần nộp vào quỹ BHYT;
b) Phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT thực hiện như sau:
- Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do địa phương nào quản lý thì ngân sách địa phương đó hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên: Định kỳ 6 tháng, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu Phụ lục 02), gửi cơ quan Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT theo quy định tại Khoản 7 Điều này;
- Đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý thì do ngân sách trung ương hỗ trợ: Định kỳ 6 tháng, tổ chức Bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ BHYT đã phát hành, số tiền thu của học sinh, sinh viên và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (mẫu Phụ lục 02), gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHYT.
c) Đối với học sinh, sinh viên thuộc nhiều đối tượng khác nhau quy định tại Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 1 Thông tư này đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý thì tham gia BHYT theo quy định tại Khoản 8 Điều này và xuất trình thẻ BHYT cho cơ sở giáo dục khi lập danh sách tham gia BHYT, tránh việc cấp trùng thẻ BHYT.
- khoản 3, Điều 4, chương II Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 quy định Trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế:
Các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý theo quy định tại Điểm n và Điểm o Khoản 3 và Điểm b Khoản 4 Điều 1 Thông tư này, gửi tổ chức Bảo hiểm xã hội chậm nhất là ngày 31 tháng 10 hằng năm.
- Khoản 1, điều 1, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 quy định: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
- Khoản 1, điều 11, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm: Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
- Khoản 1, Điều 49 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 quy định: Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Để biết thêm chi tiết đề nghị bạn liên hệ:
+ Phòng Đào tạo của Trường bạn đang theo học để được hướng dẫn làm thủ tục.
+ Bảo hiểm y tế Hà Nội để được hướng dẫn chi tiết.
Địa chỉ: 142A Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội - Điện thoại: 04. 37221451.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?