Thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng trường tiểu học?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ - CP quy định:
Đơn vị sự nghiệp công lập nói tại Nghị định này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Vậy qua các quy định trên thì Hiệu trưởng trường tiểu học là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và là công chức.
Về thời hiệu xử lý kỷ luật của công chức được quy định tại Điều 6 Nghị định 34/2011/NĐ - CP Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức có quy định về Thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 15 Nghị định này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
Về thời hạn xử lý kỷ luật theo điều 7 Nghị định 34/2011/NĐ - CP quy định như sau:
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức.
Và Khoản 2 Điều 80 Luật Cán bộ Công chức 2008 quy định:
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
Vậy theo quy định trên thời hiệu để xử lý kỷ luật đối với công chức là 24 tháng kể từ ngày công chức có hành vi vi phạm đến khi người có thẩm quyền ra văn bản để xem xem xét xử lý kỷ luật. Vậy đối với trường hợp của bạn, cần phải xem xét thời điểm có hành vi vi phạm của cô A là khi nào để từ đó xem xét còn có thời hiệu xử lý kỷ luật không.
Thời hạn xử lý kỉ luật được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật là không quá 2 tháng, nếu vụ việc có tính chất phức tạp, cần có thời gian thanh tra, kiểm tra hoặc liên quan đến nhiều người, có các tang vật cần phải giám định… thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 4 tháng.
Vì vậy bạn phải xem xét từ thời điểm cô A có hành vi vi phạm cho đến khi có Quyết định xem xét xử lý kỷ luật đã quá 24 tháng hay chưa, nếu chưa quá thì vẫn còn thời hiệu để xử lý kỷ luật. Tuy nhiên nếu thời hiệu xử lý vẫn còn cũng cần phải xem thời điểm ra quyết định xử lý kỷ luật có còn nằm trong thời hạn xử lý theo quy định trên hay không, nếu hết thời hiệu, thời hạn xử lý theo các quy định trên thì hành vi đó sẽ không bị xử lý nữa.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng trường tiểu học. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 06/2010/NĐ - CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?