Thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng sau khi đã có bản án của Tòa án
Theo quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn.
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
....
Đồng thời, tại Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Luật thi hành án dân sự.
Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp thực tế của bạn thì dựa theo bản án của Tòa án chồng cũ của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho con với mức 1.000.000đ/tháng, tuy nhiên sau bốn tháng không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con. Do đó, trong trường hợp này bạn có thể căn cứ vào bản án đã có hiệu lực của Tòa án để gửi hồ sơ lên cơ quan thi hành án tại địa phương (vì còn thời hiệu yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án) để buộc chồng bạn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và yêu cầu thanh toán lại quãng thời gian trước đó chưa thực hiện kèm theo nộp lãi suất của nhà nước do việc chậm thực hiện nghĩa vụ mà không cần phải làm đơn yêu cầu được trợ cấp nuôi con.
Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, trong trường hợp bạn muốn thay đổi mức cấp dưỡng từ tháng một sang thanh toán cấp dưỡng 1 năm một thì có thể thỏa thuận với chồng cũ của bạn về thay đổi định kỳ cấp dưỡng và thỏa thuận để lấy tiền cấp dưỡng qua một cơ quan, tổ chức đoàn thể làm chứng. Nên nếu hai bên thỏa thuận nhất trí cùng thực hiện thì giải quyết theo thỏa thuận đó. Trường hợp không thỏa thuận được (chồng cũ không chấp nhận) thì vẫn phải thực hiện theo bản án của Tòa án tuyên (trả trực tiếp không qua trung gian và phương thức thanh toán định kỳ vẫn là theo từng tháng một).
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng sau khi đã có bản án của Tòa án. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?